Các bạn thân mến,
Hoa Hồng là một loài hoa có vẻ đẹp kiều diễm khó cưỡng. Ai đã yêu loài hoa này cũng đều muốn trồng vài chậu tại nhà. Nếu có điều kiện hơn, bạn thậm chí có thể trồng cả một vườn hoa hồng ấy chứ!
Thế nhưng thực tế không như tưởng tượng, cây hoa hồng rất lâu ra hoa. Nếu chăm không cẩn thận, thân cây còn dễ bị nấm mà chết đi. Để tránh cho những hiện tượng này xảy ra trên cây hồng yêu quý nhà bạn, hãy đọc kĩ các hướng dẫn cách tưới hoa hồng dưới đây nhé.

Nhu cầu tưới nước cho hoa hồng
Hoa hồng là một loại hoa ưa nắng, tất phải cần tưới nước. Mục đích tưới đủ nước cho hoa hồng là để giữ ẩm thường xuyên cho bộ rễ giúp rễ hút nước lên nuôi cây. Mỗi giai đoạn, thời kỳ phát triển, cây hoa sẽ cần một lượng nước nhất định.
- Sáng và chiều những hôm trời mát, lượng nước nuôi cây không cần nhiều.
- Vào giờ trưa, trời nắng gắt, nhu cầu nước của hoa hồng đòi hỏi rất cao.
- Trong những ngày nắng cây hoa hồng cần được cung cấp nước mỗi ngày.
Những lưu ý về tưới hoa hồng ở các giai đoạn của cây:
– Với cây hoa hồng con: lượng nước tưới không cần nhiều,
– Với cây hoa hồng trưởng thành: nhất là cây đang độ ra hoa, cây có tán lá càng rộng thì càng tiêu thụ nhiều nước tưới thì mới đủ cho cây phát triển.
– Yêu cầu về tưới nước cho hoa hồng:
+ Nước tưới cho cây hoa hồng phải là nước ngọt: như nước mưa, nước giếng (người uống được), nước máy (nên hứng trước vài ngày rồi mới sử dụng để tưới). Tuyệt đối, không dùng nước nhiễm phèn, nhiễm mặn, chỉ làm suy yếu và chết dần mòn cây Hồng.
– Nếu bạn chỉ trồng một vài chậu hoa hồng trong chậu hoặc năm mười cây hoa hồng trong vườn nhà, vấn đề nước tưới không phải là vấn đề khó giải quyết.
– Nhưng nếu bạn trồng đại trà với số lượng lớn trên những thửa vườn rộng thì điều trước tiên là phải tìm được nguồn nước tưới, sao cho đáp ứng đủ nhu cầu của hoa hồng. Nước tưới càng tốt thì vườn hoa hồng của bạn càng đẹp, càng khỏe.

I. Cách tưới hoa hồng theo thời gian trong ngày:
– Trồng và chăm sóc hoa Hồng là cần chăm chỉ tưới nước hằng ngày cho hoa. Bạn nên tưới mỗi ngày hai lần: sáng và chiều. Sáng tưới trong khoảng 8-9 giờ, chiều tầm 4-5 giờ.
– Khi tưới nên tưới bằng bình vòi sen có tia nước nhỏ, và tưới thật ẩm.
– Buổi trưa không nên tưới, trừ trường hợp trời nắng gắt (hoặc trong mùa khô hạn kéo dài).
+ Nếu tưới vào buổi trưa thì phải tưới nhiều cho đất trồng thật ẩm.
+ Nếu trưa mà tưới nước ít chỉ làm đất trồng nóng thêm do nước hấp thụ nhiệt rất cao. Có thể dẫn đến cháy lá, chết cây.
– Buổi tối không nên tưới cho hoa Hồng, vì không cần thiết. Và nếu nước đọng trên lá thì cây hoa hồng sẽ rất dễ bị nấm bệnh.
II. Cách tưới hoa hồng dựa trên nhu cầu của cây:
Khi trồng hồng trong chậu, trong bồn hoa, hay dưới đất thì cần phải biết rõ cấu trúc của đất trồng. Tưới nước phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của cây là cách tưới hoa hồng hợp lý nhất. Quan sát xem đất trồng khô hay vẫn còn ẩm ướt để điều chỉnh lượng nước phù hợp. Vậy đâu là dấu hiệu cho biết cây hồng đang thừa hay thiếu nước? Hãy quan sát bức hình dưới đây.

Tấm ảnh 5 chậu hoa hồng bên trên được chụp vào lúc chiều mát. Đây là thời điểm thích hợp để xem xét chậu hoa nào dư nước, chậu nào thiếu nước!
+ Chậu hoa hồng thứ 1
Khi quan sát chậu hoa hồng Thứ nhất này, bề mặt chậu đã đóng một lớp Rong Rêu như một lớp màng màu xanh!
Điều này chứng tỏ chậu hoa hồng này đã được tưới rất nhiều nước đến mức dư thừa trong một thời gian dài dẫn đến việc hình thành Rong Rêu trên bề mặt chậu.
Do lớp Rong Rêu này làm cho hơi nước trong chậu hoa hồng bốc hơi ra khó khăn hơn, làm cho chậu lâu khô nước hơn.
Đối với những chậu hoa hồng có Rong Rêu sống ở bề mặt như thế này dù tưới nước chỉ một lần trong ngày vẫn có thể dẫn đến hiện tượng dư thừa nước cho cây hoa hồng. Cuối cùng có thể dẫn đến hiện tượng thối rễ làm chết cây hoa hồng.

Cách tưới hoa hồng lúc này:
Nhẹ nhàng loại bỏ lớp Rong Rêu trên bề mặt chậu hoa hồng. Chỉ tưới nước trở lại khi thấy bề mặt chậu hoa hồng đã khô ráo hoàn toàn.
Việc trồng cây hồng nhỏ trong chậu quá to cũng có thể dẫn đến việc dư thừa nước sau mỗi lần tưới. Vì số lượng rễ của cây hồng nhỏ thường rất ít, không hút hết được lượng nước có trong chậu!
+ Chậu hoa hồng thứ 2
Trên bề mặt chậu chỉ mới hình thành một lớp Rong Rêu nhỏ. Điều này chứng tỏ cây hồng chỉ mới bị dư thừa nước trong thời gian ngắn gần đây. Hoặc bạn đang để chậu hoa hồng nơi ẩm thấp, ít ánh sáng dẫn đến việc bắt đầu hình thành rong rêu.

Cách tưới hoa hồng lúc này:
Loại bỏ lớp Rong Rêu đóng trên bề mặt chậu hoa hồng. Giảm tần suất tưới nước và lượng nước tưới.
Phòng nấm bệnh cho hoa hồng
Cây Hoa Hồng nếu bị tưới dư ẩm quá nhiều, hoặc để ngoài trời mưa lớn một thời gian sẽ dễ bị nấm mốc, sâu bệnh. Để đề phòng nấm bệnh cho cây, bạn có thể dùng dầu Neem hữu cơ, mỗi ngày nhỏ vài giọt vào gốc cây. Dầu Neem bạn có thể mua tại đây:
+ Chậu hoa hồng thứ 3
Bề mặt chậu khô ráo, giá thể trồng có màu trắng. Cào nhẹ xuống 1 cho tới 2 cm thì giá thể vẫn còn ẩm. Khi chiều tối quan sát bề mặt chậu hoa hồng được như thế này là đủ nước!

Cách tưới hoa hồng lúc này:
Cây được như thế này rồi, bạn cứ tưới đều nước mỗi ngày là ổn.
+ Chậu hoa hồng thứ 4
Bề mặt giá thể trồng trên chậu khô trắng, cào xuống vài cm thì giá thể trồng vẫn khô queo. Bên cạnh đó đôi lúc phần đọt non của cây hoa hồng có dấu hiệu bị héo rũ.

Cách tưới hoa hồng lúc này:
- Có thể nhu cầu nước của bộ rễ trong chậu nhiều hơn sức cung cấp của chậu, Nên dù có được tưới nước đầy đủ vào buổi sáng thì đến chiều mát chậu hoa hồng này đã thiếu nước. Do đó khi thấy cây hồng đã phát triển thân cành lớn hơn nhiều so với chậu, cây thường xuyên bị héo rũ vào buổi trưa thì nên tiến hành thay chậu mới lớn hơn cho cây hoa hồng.
- Nếu đường kính của chậu đã tương đồng với kích cỡ của cây hoa hồng, mà tưới nước vào buổi sáng, đến chiều cây đã khô héo, thì trong quá trình tưới nước nên tưới thật kỹ, tưới lâu lễ toàn bộ giá thể đều thấm ướt.
- Còn 1 trường hợp nữa là cây hồng có tán lá tương xứng với chậu, nhưng do nguyên nhân nào đó (do vận chuyển hoặc thay chậu…), rễ bị hư hỏng ít nhiều. Vào những ngày trưa nắng nóng, bộ rễ TẠM THỜI không cung cấp đủ nước cho cây, làm héo cây. Trường hợp này bạn có thể dùng rễ cây lục bình đắp quanh bề mặt chậu, hoặc vò và cuộn 1 tờ báo đắp xung quanh gốc trong vài ngày để giữ ẩm (nhưng chỉ để trong vài ngày thôi).
+ Chậu hoa hồng thứ 5
Chậu hoa hồng này đang thiếu nước nghiêm trọng, phần đất trồng không những đã khô và co rút chặc lại tạo thành kẽ hở xung quanh thành chậu. Phần lá già của cây hồng bắt đầu vàng và rụng dần do thiếu nước. Nhưng trong trường hợp thiếu nước nghiêm trọng cây hồng cũng ít bị chết hơn là bị dư thừa nước.

Cách tưới hoa hồng lúc này:
Tưới nước thường xuyên hơn cho chậu hồng này. Khi cây bị thiếu nước nghiệm trọng, phần giá thể tường teo tóp co rút lại khó thấm nước hơn. Nên khi tưới đảm bảo nguyên tắc tưới chậm để cho đất có thời gian hấp thụ nước, để toàn bộ giá thể được ướt đẫm. Như hình bên dưới, nhiều khi trên mặt chậu đã ướt đầm đìa, nhưng một số vị trí của chậu hồng lại hoàn toàn chưa thấm nước!
Đây là một “bí kíp” về cách tưới hoa hồng rất hay. Nhưng chắc hẳn bạn đang lo ngại chẳng biết thời gian đâu mà canh chừng từng gốc hồng để tưới? Nhỡ bạn bận việc gì quên tưới thì các nàng hồng phải làm sao? Đó là lúc nên ứng dụng công nghệ tưới tự động. Hãy lướt xống dưới để tìm phương án thích hợp nhất cho vườn hồng nhà bạn nhé.
III. Cách tưới hoa hồng bằng hệ thống tưới cây tự động
1. Cách tưới hoa hồng trồng theo bụi
Những chủ nhà có sân vườn rộng thường sẽ trồng hoa hồng theo bụi. Đến khi cây mọc đều và nở rộ, khu vườn sẽ tuyệt đẹp.
Như đã nói ở trên, cây hồng cần được tưới bằng tia nước nhỏ và tưới thật ẩm. Nên cách tưới thích hợp nhất cho hồng chính là phun sương. Đầu phun sương tưới cây Claber có khả năng tưới phun xòe bằng những tia nước cực mịn, sẽ giúp giữ ẩm cho Hoa Hồng.
Cách bố trí đầu tưới phun sương:
Bán kính hoạt động của đầu tưới phun sương khoảng 0.5 – 1 mét (tùy áp suất). Bạn có thể tùy theo hình dạng bụi hoa nhà mình để bố trí đầu phun. Ở đây tôi lấy ví dụ là bồn hoa hình chữ nhật dài, rộng chưa tới 1 mét, thì sẽ lắp đầu phun thành 1 đường thẳng chạy giữa bồn hoa.
Hoa hồng trồng theo bụi sau một thời gian sẽ mọc dày đặc. Ta chọn loại đầu tưới phun sương chân cắm lớn cũng là để đảm bảo lưu lượng cho tất cả cây. Hoa hồng bụi dạng này cũng không mọc quá cao. Nên đầu phun sương dù cắm sát dưới đất vẫn đủ khả năng tưới ướt cả thân cây.
Tác dụng phòng tránh nấm:
Hoa Hồng thích nước nhưng không ưa nấm. Nếu bạn tưới cây vào ban đêm hay để nước đọng lại trên lá quá nhiều, sẽ có nguy cơ hình thành nấm trên cây. Cách tưới hoa hồng bằng hệ thống hẹn giờ sẽ đảm bảo nước tưới đúng giờ được cài đặt. Khi trời mưa, cảm biến mưa Claber sẽ báo cho hệ thống tự ngừng tưới. Tia nước từ đầu phun sương cực mịn đảm bảo nước không đọng quá nhiều trên lá.
Khi các bụi Hoa Hồng nở rộ khoe sắc, bạn sẽ thấy công sức bỏ ra là hoàn toàn xứng đáng!
2. Cách tưới hoa hồng thân gỗ trồng trong chậu
Hoa hồng thân gỗ thường có ít lá hơn Hồng Leo hay Hồng bụi. Lá cây cũng nhỏ hơn nên cần được khô ráo để quang hợp. Cây Hồng dạng này không cần tưới ướt lá mà chỉ cần cũng cấp đủ nước cho gốc. Bạn có thể dùng các đầu phun tưới cây 8 tia cắm ở gốc cây. Loại đầu này phun ra 8 tia nước ngắn, đảm bảo vừa đủ nước cho chậu Hồng bé xinh. Tia nước không lên cao nên không sợ làm ẩm ướt lá.
Đầu phun tưới cây 8 tia có chân cắm, tiện lợi để cắm cho mỗi chậu 1 đầu. Đây là cách tưới hoa hồng tuyệt vời cho những vườn hồng trồng bằng chậu.
3. Cách tưới hoa hồng leo
Hoa Hồng Leo là loại hồng rất được yêu thích bởi các quý bà, quý cô ưa lãng mạn. Người trồng hoa hồng đều có mong muốn rằng cây sẽ lớn và leo khắp tường, khắp cổng, khắp bờ rào, tạo ra một khu vườn đẹp như cổ tích. Muốn vậy thì ta phải chăm sóc cây hồng thật cẩn thận.
Sử dụng đầu tưới phun sương micro cho loại hồng này là thích hợp nhất. Tia phun sương mịn phủ rộng làm ướt cả thân cây. Đầu phun nhỏ có thể nối dây lắp linh động ở bất cứ phần nào của thân cây. Cây lớn tới đâu thì điều chỉnh đầu phun tới đó, quá tiện lợi phải không nào?
Loại đầu phun sương nhỏ này lưu lượng cũng nhỏ hơn loại chân cắm, nên bạn không sợ cây bị thừa nước.
Khi tưới, đầu phun sương sẽ phủ một lớp bụi nước mỏng lên hoa hồng. Và sau khi tưới xong, cành hồng sẽ được tô điểm bởi những hạt nước nhỏ như sương sớm, trông đẹp tuyệt vời.
Dưới gốc Hồng luôn phải có một đầu tưới thấp (8 tia chân cắm) để cung cấp nước trực tiếp cho rễ.
Cách tưới Hoa Hông Leo trồng trên giàn đứng:
Vậy khi cây đã mọc quá cao, chậu cây không đủ chứa gốc và thân cây quá dài, bạn nên làm giàn cho cây leo. Trồng gốc xuống bồn cây dưới đất, đan giàn leo ô vuông trên tường. Đó là cách tạo chỗ ở cho các nàng Hồng nhà bạn. Vậy tưới cho các nàng thế nào đây?
Bạn có thể tiếp tục tận dụng các đầu phun sương micro lúc trước. Nhưng bây giờ có thêm một mẹo nhỏ: dùng đầu phun tưới cây micro 180 độ cho gốc Hồng Leo. Loại đầu này phun tia nước thẳng và mịn, bình thường dùng để tưới cho các cây bụi thấp lùn. Nhưng ở vườn hồng ta có thể áp dụng linh động hơn, xoay cho đầu tưới hướng về phía gốc cây!
Với cách tưới Hoa Hồng leo này, gốc cây sẽ được đảm bảo cung cấp đủ nước. Tia nước xòe mịn đủ làm ướt cho nhiều cành hồng trong bán kính 1 mét. Phần cây mọc cao phía trên nếu không được tưới hết, bạn có thể dặm thêm các đầu phun sương nếu thích. Nhưng quan trọng nhất vẫn là tưới gốc bạn nhé, tưới trên thân thì có hay không cũng được.
Sau khi lắp hệ thống hoàn chỉnh, hẹn giờ tưới tự động hằng ngày, việc còn lại chỉ còn một: ngắm. Hãy quan sát vườn Hồng của bạn nở rộ dưới sự chăm sóc của hệ thống tưới cây tự động nhé!
Thiết bị tưới của Claber được sản xuất theo tinh thần “Do-it-yourself”, bạn có thể tự lắp ráp dễ dàng. Không cần bất kì dụng cụ cơ khí nào vẫn làm được hệ thống tưới. Nếu có khó khăn gì trong quá trình lắp đặt, xin mời quý khách liên hệ với Claber.
Công ty TNHH kỹ thuật NTS
- Trụ sở: Số 15, đường số 3, Khu dân cư Gia Hòa, Phường Phước Long B, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0916909087 – 0888167247
- Email: cskh.claber.vn@gmail.com
- Website: https://claber.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/claber.vn