Cách chăm sóc cây cảnh sau Tết nhanh và tiện lợi

cham soc cay tac sau tet canh ty 2020

Chăm sóc cây cảnh sau Tết là thú vui của những người yêu thích chơi cây. Đầu mùa Tết, người người thi nhau mua sắm những chậu cây cảnh xinh đẹp để mang không khí xuân về nhà. Sau Tết, người không mấy lưu tâm thì vứt cây đi. Người yêu cây nhưng không có chỗ để thì bỏ tiền để gửi cây cho nhà vườn chăm sóc.

Tuy nhiên, nếu nhà bạn có sân, ban công hay sân thượng, vẫn nên tự chăm sóc cây. Vì để cây trưng Tết lại nhà sẽ giữ lại được sinh khí và phúc khí, tốt cho mọi người trong nhà. Hơn nữa, nếu Tết năm sau cây nở tốt, ra hoa sum suê, đó chính là nhờ bàn tay của bạn chăm sóc, mang ý nghĩa giúp gia chủ ăn nên làm ra.

cham soc cay canh sau tet canh ty 2020
Cây cảnh và hoa dù ít dù nhiều, đều tô điểm thêm cho ngày Tết sum vầy.

Chăm sóc cây cảnh sau Tết – phương pháp chung

Sau Tết là bước vào mùa khô, trời sẽ nóng dần lên và đến tháng 5 mới lại có mưa. Chính vì thế bạn phải đảm bảo tưới đủ nước cho cây một cách thường xuyên. Tưới cây 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm và chiều muộn. Lượng nước vừa phải, không quá nhiều cũng không quá ít. Nếu bạn không biết phải tưới bao nhiêu cho đủ, nên tưới thử một lượng nước ít. Nếu cây có dấu hiệu bị khô, tăng dần lượng nước lên. Lưu ý rằng cây thiếu nước dễ cứu hơn cây bị úng nước.

Nếu không có thời gian tưới cây, hãy cân nhắc sử dụng hệ thống tưới tự động. Đối với cây trồng trong chậu, bạn chỉ cần một vài thiết bị tưới nhỏ gọn. Nếu trồng cây trên ban công, chỉ cần một hệ thống đơn giản với timer gắn vào vòi nước và các đầu nhỏ giọt điều chỉnh.

Xem cách tưới tự động đơn giản cho cây cảnh trong nhà.

Hệ thống tưới tự động ban công – sân thượng

Hệ thống tưới rau

Nếu vườn nhà bạn trồng cỏ xen kẽ với các loại cây bụi cao thấp khác nhau, hãy cân nhắc lắp đặt một hệ thống ngầm.

Xem các hệ thống tưới cho sân vườn NHỎVỪALỚN

Chăm sóc cây cảnh sau Tết – cây mai

Mai là loài cây đặc trưng của Tết Nam Bộ. Mai ưa nắng, thích hợp để dưỡng ngoài trời. Nếu trưng cây trong nhà quá lâu ngày, cây sẽ nhanh kiệt sức. Nên đem cây ra sân, nơi có nhiều nắng để cây quang hợp. Sau Tết, dù cây còn hoa hay nụ cũng nên ngắt đi để tập trung dinh dưỡng nuôi cây.

Trước 15 tháng Giêng âm lịch, bạn nên tỉa cành mai. Vừa tốt cho sức khỏe của cây vừa tạo dáng đẹp. Tỉa cành theo hình cây thông, tức tán dưới rộng, hẹp dần lên trên. Đến Tết năm sau khi hoa nở, bạn sẽ thấy các cành được tỉa càng gần thân sẽ càng nở hoa đẹp.

Về việc bón phân, nếu cây khỏe, lá xanh mướt thì không cần phải bón. Trong lúc trưng Tết, khi cánh hoa rụng bạn có thể gom lại và đổ vào gốc cây, để cánh hoa phân hủy tự bón cho đất. Không để rác vô cơ lẫn vào đất, không đổ bia hay nước ngọt, chất lỏng lạ vào gốc cây.

Để tưới tự động cho mai, tốt nhất nên dùng phương pháp tưới nhỏ giọt. Cách tưới này sẽ cung cấp lượng nước vừa đủ với tần suất đều đặn. Với các cây gốc nhỏ (chưa bằng cổ tay người lớn) thì nên dùng các béc tưới nhỏ giọt. Đối với cây gốc lớn, nên dùng ống nhỏ giọt quấn quanh gốc.

Chăm sóc cây cảnh sau Tết – cây tắc

Cây tắc (hay cây quất) trước đây được các gia đình ở miền Bắc ưa chuộng dùng để trưng dịp Tết. Nhưng vài năm trở lại đây đã trở nên phổ biến khắp mọi miền đất nước. Những trái tắc tròn trĩnh xinh xắn mang lại ý nghĩa tài lộc tròn đầy, được nhiều người yêu thích. Khác với mai, cây tắc không thể sống lâu trong chậu. Trước Tết, các nhà vườn dời cây tắc vào chậu để bán. Cho nên nếu bạn muốn dưỡng tắc sau Tết, bắt buộc phải trồng tắc xuống đất vườn.

Cây tắc trĩu quả là thành quả của một năm chăm sóc.

Bón phân:

– Trước khi trồng lại để chăm sóc cây cảnh sau Tết 10 ngày. Dùng sản phẩm siêu ra rễ hoặc nước tăng trưởng Vườn sinh thái; A-H502; Orgamin pha với nước sạch, nồng độ theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm, phun ướt đẫm tán lá, tưới ướt đẫm gốc cây. Sau 10 ngày xử lý, bộ rễ cây tắc đã được phát động, các rễ mới được hình thành. Dùng tay vặt 1/2 đến 2/3 số lá trên cây. Tiến hành trồng, tưới ẩm như những cây tắc giống bình thường. Tắc nên trồng nơi đất thịt nhẹ, thịt trung bình để khi đánh bầu có độ liên kết tốt, không bị vỡ.

– Chăm sóc: Khoảng 5-7 ngày, người trồng cần xới xáo quanh gốc (cách gốc 30 cm) cho đất tơi xốp và tưới hoặc bón phân khoáng (mỗi gốc bón 0,5-1 kg NPK (12:5:10) cách gốc 30 cm cho tắc nhanh phát triển cành lá. Có thể tưới, bón thêm nước hoặc phân chuồng hoai mục cho quất tốt bền và giảm sâu, bệnh hại.

Dùng phân hữu cơ vi lượng PTS9 bón thay phân chuồng. Kết hợp với nước tăng trưởng Vườn sinh thái phun lướt qua (nồng độ 5ml/15 lít nước khi lá non nhiều và 5ml/10 lít nước khi lá già, lá bánh tẻ) khoảng 15-20 ngày/lần.

Tạo tán, tạo thế:

Có thể tạo thế mới hay duy trì thế sẵn có đã tạo từ năm trước. Người tạo tán, tạo thế phải tìm hiểu qua tài liệu, thực tế sản xuất, nắm được hình dạng cơ bản của từng loại thế thì mới thành công.

Khi cắt tỉa tạo thế chú ý phải dụng dao, kéo sắc chuyên dùng, tiến hành công việc vào những ngày nắng ráo. Việc tạo thế cần làm định kỳ 7-10 ngày/lần.

Tạo quả, lộc cho cuối năm:

Cần đảo tắc vào trung tới hạ tuần tháng 5 dương lịch. Trước khi đảo tắc, tưới đủ ẩm, dùng đầm sắt hay gỗ đầm xung quanh gốc (cách gốc 20-30cm) cho phần đất đó liên kết với nhau, hạn chế nứt, vỡ bầu khi đào, đánh.

Bầu to hay nhỏ phụ thuộc vào cây, vào đường kính tán, đường kính chậu định bứng trồng sau này. Đầu tiên dùng cuốc, thuổng moi đất xa cách gốc 60-100 cm, đào rãnh sâu 40 cm, rộng 20 cm. Sau đó tỉa bỏ bớt đất đến đường kính bầu đã định, trong quá trình bỏ bớt đất, ta chặt bỏ các rễ quá to (đường kính > 1 cm) không quấn quanh bầu được. Còn các loại rễ nhỏ, mềm dài đem quấn quanh bầu, dùng dây nilon buộc chặt rễ qua gốc.

Chăm sóc cây cảnh sau Tết – cây đào

Đào là loài cây sống tốt nhất ở vùng có khí hậu lạnh, đặc biệt càng lạnh thì hoa nở càng đẹp. Đó là lí do tại sao ở Nhật Bản hoa đào nở rợp trời, mà ở Việt Nam khí hậu nóng ẩm muốn ra nụ cũng khó. Nên nếu bạn dưỡng đào không thành công, cũng đừng quá thất vọng. Nếu bạn đang sống ở vùng cao và tự tin rằng mình có tay trồng đào, hãy thật kiên nhẫn để chăm sóc nhé.

Đào là loại cây thích khô ráo và không ưa bóng. Tốt nhất là nên trồng đào dưới đất vườn. Nếu bất đắc dĩ phải trồng trong chậu, hãy chọn chậu có đường kính to hơn tán đào. Không nên xới hay xáo trộn đất.

cham soc cay dao sau tet canh ty 2020
Đào thắm sắc hồng là hình ảnh không thể thiếu trong cái Tết miền Bắc.

Đào bị úng sẽ dễ mắc bệnh gôm, nhựa trắng chảy từ cây ra từng cục và chết đi. Vào mùa mưa bạn nên dùng bọc ni lông trùm chậu lại, không cho nước lọt vào. Khi thấy đất khô rồi mới tưới trở lại.

 

Trên đây là một số mẹo giúp bạn chăm sóc cây cảnh sau Tết. Chúc bạn cùng gia đình có một cái Tết sum vầy, trọn vẹn.

Bài viết có tham khảo kiến thức từ: vnexpress.net

CLABER.VN – Thiết bị tưới cây tự động Italy

Đồng hành cùng bạn chăm sóc cho khu vườn xanh tốt.

Trụ sở: Số 15, đường số 3, Khu dân cư Gia Hòa, Phường Phước Long B, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0916909087 – 0888167247

Email: cskh.claber.vn@gmail.com

Website: https://claber.vn

Facebook: https://www.facebook.com/claber.vn

0916 909 087