Đầu tư em cảm biến mưa để “ẻm” chăm sóc vườn cây được chu đáo nhất, mà hơn hết là có thể tiết kiệm được năng lượng và nước tưới thì bỗng một ngày phát hiện nắng mưa gì hệ thống tưới tự động cũng tưới hết. “Giận tím mình!”, đang định gọi bên Claber để kỹ thuật đến bảo trì nhưng kỹ thuật chỉ làm giờ hành chính. “Giận nữa!”. Khoan giận bạn nhé, với bài viết này Claber sẽ hướng dẫn bạn các mẹo có thể giải quyết các vấn đề chỉ với 1 phút thôi.
1. Chọn Timer có CỔNG kết nối cảm biến mưa
Nếu bạn đã quyết định lắp hệ thống tưới tự động và muốn mưa ngưng tưới thì điều tiên quyết bạn cần làm là chọn đúng Timer có CỔNG kết nối với cảm biến mưa nhé.
Mời bạn xem bài viết hướng dẫn cách chọn Timer tưới sao cho tối ưu nhất tại đây.
2. Kiểm tra kết nối từ cảm biến mưa vào Timer
- Kiểm tra giắc cắm kết nối vào Timer của Cảm biến mưa có bị vụt ra trong lúc bận thay Pin hoặc thao tác với nắp Timer hay không? Nếu có, bạn chỉ cần kiểm tra và gắn lại vị trí ban đầu là OK rồi.
- Dây điện nối cảm biến mưa với Timer hẹn giờ bị chuột cắn hoặc đứt do tác động Vật Lý cũng là một trong những lý do khiến Cảm biến mưa ngừng hoạt động. Trong trường hợp này bạn chi cần nối lại vị trí đã đứt, và dùng băng keo điện dán xung quanh chỗ bị đứt là hệ thống lại hoạt động “ngon lành” ngay.
- Lưu ý: lắp đúng dây (có kèm theo tờ hướng dẫn).
Tham khảo nguyên lý hoạt động và cách nối Cảm biến mưa tại đây.
Hướng dẫn kết nối cảm biến mưa Claber tại đây.
3. Cảm biến mưa bị khuất, không nhận được nước mưa.
Lúc lắp đặt bạn đã để cảm biến mưa ngoài trời, thoáng đãng. Nhưng qua thời gian dài cây nhà bạn phát triển tốt nên cảm biến mưa có thể bị che bởi lá cây hoặc bị lá cây bay vào khiến Cảm biến mưa không hoạt động. Nên hãy chắc chắn rằng Cảm biến mưa nhà bạn đang được để ở vị trí thoáng đãng nhất và không bị vật thể lạ mắc vào.

4. Đóng cặn do lâu ngày không được vệ sinh
Nguyên lý hoạt đông của Cảm biến mưa: bộ phận cảm biến trung tâm của cảm biến mưa hoạt động như một van phao. Khi lượng nước mưa vào bên trong lòng cảm biến đặt mức 5mm/1 m2 trên thực tế, lõi phao tròn sẽ nổi lên, ngắt mạch điện của timer và điều khiển tưới, giúp hệ thống tự động ngưng tưới. Khi trời tạnh mưa và nắng lên làm nước trong lòng cảm biến bốc hơi hết, phao tròn chìm xuống như cũ, báo tín hiệu cho timer và điều khiển tưới hoạt động bình thường.

Vì vậy, cảm biến mưa để ngoài trời có nhiều bụi bay vào. Trong điều kiện có nắng sẽ tạo rong rêu bám lên bên măt trong miếng phao. Cụ thể rêu bám kín cục phao làm giảm khả năng bốc hơi của cảm biến dẫn đến hiện tượng bị kẹt giữa cục phao và trục định vị của cục phao gây tắt dao động lên xuống theo mực nước. Mặt khác, mảng rêu bám lâu ngày qua mùa khô sẽ làm kết dính chặt vào đáy cảm biến. Khi có mưa trở lại phao cảm biến này không nổi lên được dẫn đến cảm biến mưa dừng hoạt động.

Nếu bạn đã kiểm tra qua hết các bước nhưng vấn đề vẫn chưa được giải quyết, thì hãy gọi ngay đến hotline 0916909087 để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật nhé!