Hệ thống tưới cây không phát huy hiệu quả, cây trồng trong vườn chỗ thì khô héo, thiếu nước, khu thì ngập úng, dư thừa nước. Đâu là sai lầm dẫn đến những hậu quả này? Cùng Claber khám phá để có biện pháp phòng tránh hiệu quả thông qua bài viết ngay sau đây!
1/ Lắp đặt đường ống và đầu tưới có độ sâu chưa phù hợp
Đường ống và đầu tưới thường được đào và chôn dưới đất nhằm đảm bảo mỹ quan cho sân vườn. Tuy nhiên, lắp đặt ở độ sâu bao nhiêu cũng là yếu tố cần được quan tâm. Việc chôn quá sâu hoặc quá nông đều làm cho hệ thống tưới cây hoạt động kém hiệu quả.
Việc lắp đặt quá nông thì gây ra những bất tiện trong việc di chuyển, không đảm bảo tính thẩm mỹ, còn nếu lắp đặt quá sâu sẽ rất khó bảo trì, sửa chữa khi xảy ra sự cố như vỡ ống nước, rò rỉ các khớp nối đường ống chính hoặc ống nhánh với đầu tưới.
Trên thực tế, các đường ống kết nối với đầu tưới thông qua khớp nối mềm hoặc ống dẻo PE nhằm giúp dễ dàng di dời đầu tưới về các hướng khác nhau trong quá trình tưới nước. Ngoài ra, độ sâu lớp đất trồng cũng có thể thay đổi khi lớp cỏ cây phát triển cao lên, lắp đặt quá sâu có thể khiến đầu tưới bị che lấp mất.
2/ Bố trí đầu tưới thiếu độ phủ đồng đều
Rất nhiều đơn vị thiết kế, cung cấp hệ thống tưới cây vì lý do tiết kiệm chi phí đầu tư và nâng cao tính cạnh tranh mà mắc sai lầm khi bố trí dầu tưới thiếu độ phủ đồng đều, gây nên hậu quả là chỗ thì lãng phí nước, chỗ khác lại thiếu nước trầm trọng.
Lắp đặt chỉ một đầu tưới kiểu phun ở các khu vực có gió nhiều thì chắc chắn lượng nước cung cấp cho cây sẽ không đồng đều. Hậu quả là chỗ thừa nước, chỗ thiếu nước, cây trồng không thể nhận đủ nước để phát triển. Lúc này, nhiều người lại tìm cách khắc phục là tăng thời gian tưới cây lên cho đến khi khu vực cây thiếu nước nhận đủ thì khu vực còn lại bị úng nước, gây lãng phí nước và thậm chí chết cây.
Trên thực tế, một đầu tưới sẽ không thể phân bố đều lượng nước phun mà cần thêm nhiều đầu tưới để phủ toàn diện tích vườn cây. Một hệ thống tưới có quá ít đầu nước thì lượng nước thường chỉ phân bố nhiều nước ở chân đầu tưới và ít nước ở phía rìa, hoặc ngược lại. Sau một thời gian, hậu quả dẫn đến sẽ là có những mảng cây xanh tươi tốt xen kẽ những mảng cây úa vàng hoặc chết khô và cả chết úng. Đó là một hệ thống tưới rất kém hiệu quả, lãng phí về lâu dài mặc dù chi phí đầu tư ban đầu là thấp.
3/ Lựa chọn sai đường ống
Một sai lầm khác nữa khi lắp đặt hệ thống tưới cây mà bạn cần tránh là lựa chọn đường ống có kích cỡ, độ dày và chất liệu không phù hợp. Khi truyền tải một lưu lượng nước qua hệ thống đường ống thì hiệu quả truyền tải sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào kích cỡ và chiều dài đường ống, cũng như các phụ kiện kết nối, bề mặt vật liệu…
Việc lắp đặt đường ống quá nhỏ và dài, vật liệu không đạt chuẩn, độ dày ống quá mỏng gây hậu quả là các đầu tưới phun không đúng thông số, hoặc không phun tưới được, dẫn truyền lưu lượng nước kém hiệu quả.
Việc lựa chọn sai đường ống kèm thêm sử dụng máy bơm có công suất lớn hơn, áp lực cao hơn để tăng lưu lượng nước, gây áp lực tới đầu tưới sẽ làm lãng phí điện nước, giảm tuổi thọ đường ống và thiết bị tưới, đường ống dễ bị vỡ hơn.
Ngoài ra, việc sử dụng đường ống quá lớn chắc chắn sẽ gây lãng phí vì giá thành vật tư tăng cao. Tuy nhiên, sử dụng đường ống quá nhỏ thì lại tạo ra một hệ thống tưới kém hiệu quả, thậm chí không hoạt động được.
Cuối cùng, việc lựa chọn đường ống giá rẻ, kém chất lượng mặc dù giúp giảm bớt chi phí đầu tư ban đầu nhưng về lâu dài, hệ thống tưới cây sẽ hoạt động không hiệu quả, gây lãng phí, bất tiện khi phải liên tục bảo trì, sửa chữa.
Một hệ thống tưới cây chất lượng là phải đảm bảo mọi vật tư phù hợp, đạt chuẩn kỹ thuật, đảm bảo hiệu quả kinh tế và an toàn trong suốt quá trình sử dụng lâu dài. Nếu muốn tìm hiểu thêm về các thiết bị tưới và hệ thống tưới chất lượng thì liên hệ ngay với Claber nhé!
>>> Xem thêm: 4 tiêu chí lựa chọn hệ thống thiết bị tưới thông minh chất lượng nhất