Làm giàn cà chua đúng cách sẽ giúp bạn có được vườn cà chua sai trĩu quả với chất lượng không thua gì các nhà vườn. Việc tưới nước cho giàn cà chua là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng quả. Theo dõi bài viết này để biết cách làm giàn cà chua và lựa chọn thiết bị tưới phù hợp nhé!
Tại sao nên sử dụng thiết bị tưới khi làm giàn cho cây cà chua?
Khi quyết định làm giàn cà chua, việc lắp đặt thiết bị tưới là rất cần thiết. Công cụ này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc chăm sóc cây tốt hơn, và đỡ tốn công sức hơn rất nhiều.
Khi tưới nước cho giàn cà chua bằng vòi phun truyền thống, bạn sẽ hay gặp phải các vấn đề như:
- Nước tưới không đều, chỗ nhiều chỗ ít.
- Lực nước mạnh và không được kiểm soát đồng đều dễ gây hư hỏng cây.
- Vùng đất được tưới dễ bị xói mòn do lực nước mạnh.
- Nếu là tưới nước cho cây ở ban công, sân thượng thì đất văng ra dễ gây bẩn và mất thẩm mỹ.
- Nguy cơ phát tán, phát triển sâu bệnh cao hơn.
- Tốn nhiều thời gian và công sức tưới, việc kéo lê dây tưới từ vị trí này sang vị trí khác cũng làm giảm tuổi thọ của dây tưới.
Việc lắp đặt thiết bị tưới, xây dựng hệ thống tưới cho cây trong vườn sẽ mang đến nhiều ưu điểm như:
- Tiết kiệm lượng nước tưới dư thừa.
- Tất cả cây trong một phạm vi nhất định sẽ được tưới đồng đều, sinh trưởng tốt.
- Hạn chế xói mòn đất bởi đa phần các thiết bị tưới đều có thể điều chỉnh áp lực nước và kiểu tưới cho phù hợp với cây.
- Mỹ quan sân vườn trông đẹp hơn, thoáng hơn.
- Ít tốn công sức kéo dây tưới đi khắp nơi, tưới nhanh hơn.
- Hầu hết các thiết bị tưới đều dễ vệ sinh và bảo quản. Do đó, tuổi thọ của các thiết bị này cũng có thể duy trì lâu nếu bạn bảo quản tốt.
Vì thế, việc lắp đặt thiết bị tưới khi làm giàn cà chua là cần thiết. Tuy nhiên để có thể đảm bảo hiệu quả tưới tiêu và sự sinh trưởng khỏe mạnh của giàn cà chua. Bạn cần phải có sự tìm hiểu, chuẩn bị đầy đủ trước khi làm. Hạn chế tối đa sai sót và chi phí phát sinh do làm sai cách, sai quy trình.
Những bước chuẩn bị trước khi làm giàn cho cây cà chua với thiết bị tưới
Khi quyết định lắp đặt thiết bị tưới với giàn cà chua, bạn cần phải lên quy trình, phác thảo bố cục làm giàn và lắp đặt trước. Như vậy sẽ giúp bạn có thể tạo ra hệ thống tưới cho giàn cà chua một cách chuẩn xác nhất.
Trước khi làm giàn cho cây cà chua với thiết bị tưới, bạn cần phải:
Đối với việc làm giàn cà chua:
- Xác định diện tích khu vực trồng và các đặc điểm địa hình như yếu tố nắng mưa, mái che,… Từ đó thiết kế ra kiểu giàn phù hợp để cây có thể phát triển, ra hoa đậu quả năng suất cao.
- Xác định chi phí bỏ ra cho việc làm giàn là bao nhiêu để lựa chọn mô hình và vật liệu làm giàn đáp ứng được tài chính cá nhân. Có thể sử dụng tre nứa, hoặc các ống nhựa PVC,…
- Đo đạc kỹ lưỡng và tính toán chi phí mua nguyên vật liệu cho việc làm giàn.
Đối với việc lắp thiết bị tưới cho giàn cà chua:
- Hiểu rõ nhu cầu nước của cây cà chua và các điều lưu ý nên tránh trong việc tưới nước để đảm bảo về hiệu suất ra hoa, đậu quả.
- Vì cà chua là giống cây ngắn ngày, cao từ 1m – 3m, cần tưới nước liên tục. Hạn chế tưới trên thân lá vào mùa thụ phấn và giảm nước lúc quả sắp chín. Vì thế, bạn có thể lựa chọn loại thiết bị tưới đa chế độ để tiện lợi và thích ứng với nhu cầu của cây theo từng thời điểm.
- Lựa chọn loại hệ thống tưới nào, béc tưới nào: nhỏ giọt, phun sương,… hay kết hợp cả 2.
- Tính toán khoảng cách lắp đặt béc tưới giữa các gốc cà chua. Đưa ra số lượng thiết bị, vật liệu cần mua.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, bạn tiến hành làm giàn và lắp đặt đường dây dẫn nước, béc tưới,… Lúc này khu vườn cà chua của bạn đã hoàn thiện. Việc bạn cần phải làm là chăm sóc bón phân, tưới nước,… để cây phát triển thật tốt. Vậy, thiết bị tưới phù hợp cho giàn cà chua là gì?
Các loại thiết bị tưới phổ biến khi làm giàn cho cây cà chua
Cà chua là một loại quả mọng nước, vì thế mà chúng cần rất nhiều nước trong suốt thời kỳ sinh trưởng để cho ra chất lượng quả tươi ngon nhất. Thế nhưng, không phải giai đoạn nào cũng đều tưới một lượng lớn nước cho cây.
Các gốc cà chua không phải là lớn, nhưng các tán lá chúng toả ra khá rộng. Và lượng trái mỗi lần sản sinh ra trên mỗi cây là rất nhiều. Vì thế, để duy trì nước tốt nhất cho cây, người ta thường sử dụng thiết bị tưới cắm gốc cho cây.
Và hệ thống tưới nhỏ giọt kèm đa chế độ như tưới phun mưa, phun sương,… sẽ là sự lựa chọn thích hợp để lắp đặt cho giàn cà chua nhà bạn.
Một số loại béc tưới phổ biến được dùng cho giàn cà chua, dễ lắp tại nhà:
- Đầu tưới nhỏ giọt cuối dòng Claber 0-6 l/h 91209
- Đầu tưới nhỏ giọt liền trục Claber 0-6 l/h 91217
- Đầu tưới 8 tia điều chỉnh được Claber 0-40l/h 91232
- Đầu tưới nhỏ giọt điều chỉnh Claber 91225
- Đầu tưới nhỏ giọt bù áp Claber (không điều chỉnh) 91222
- Đầu tưới nhỏ giọt điều chỉnh (lắp cọc) 0-40 l/h / 0-40l/h adjustable dripper 91227
Tuỳ theo diện tích khu vườn và cách làm giàn, bạn có thể tìm hiểu và lắp đặt loại hệ thống tưới nhỏ giọt cho phù hợp và tối ưu chi phí nhất.
Cách lựa chọn và sử dụng thiết bị tưới phù hợp khi làm giàn cho cây cà chua
Việc tìm chọn thiết bị tưới phù hợp và sử dụng đúng cách không chỉ giúp giàn cà chua phát triển tốt, quả nhiều căng mọng. Mà còn giúp bạn giảm bớt chi phí mua thiết bị, lắp đặt, nhân công và thời gian tưới cây.
Tuỳ theo kiểu thiết kế giàn cà chua, bạn có thể chọn lắp hệ thống béc tưới nhỏ giọt liền trục, nối dòng. Hoặc dùng dạng béc tưới cắm chân cố định gần mỗi gốc.
Cây cà chua cũng như tất cả các giống cây trồng khác. Chúng đều có nhu cầu nước khác nhau theo từng giai đoạn sinh trưởng và đòi hỏi cách chăm sóc khác nhau ứng với mỗi giai đoạn.
Đối với cây cà chua lúc mới phát triển, chúng chỉ cần một lượng nước vừa đủ. Nhưng đến giai đoạn cây xuống bầu, bạn cần cung cấp một lượng nước nhiều gấp 2.5 lần giai đoạn đầu. Giai đoạn này có thể sử dụng kiểu tưới phun sương, tưới ướt cả thân và lá cây đều được.
Khi đến thời kỳ ra hoa, lượng nước cần thiết sẽ cao hơn gấp 1.5 lần giai đoạn xuống bầu. Và lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây lúc này cũng cao hơn để có thể cung cấp đủ chất cho hoa phát triển, thụ phấn và đậu quả. Ở thời điểm này bạn không nên tưới cao trên thân, lá. Bởi rất dễ rửa trôi đi phấn hoa của cây, giảm hiệu suất thụ phấn, đậu quả của cà chua. Và bạn cũng không nên tưới vào lúc trời nắng nhiều, dễ làm cây sốc nhiệt và rụng hoa.
Tới giai đoạn ra quả, bạn vẫn phải duy trì độ ẩm cho gốc bằng phương pháp tưới nhỏ giọt quanh khu vực gần gốc cà chua. Có thể tưới nhiều nước hơn ở giai đoạn quả đang phát triển. Giảm thiểu lượng nước tưới khi quả đạt đến độ “già” sắp thu hoạch được. Và để quả nhanh chín thì bạn nên giảm nước, ngưng tưới vài ngày trước khi thu hoạch.
Có thể thấy, tùy thời điểm mà bạn nên sử dụng phương pháp tưới khác nhau cho cây cà chua. Như vậy thì quả cà chua thu hoạch được mới nhiều, ngon ngọt và mọng nước.
Lưu ý khi chăm sóc và bảo quản giàn cà chua với thiết bị tưới
Tất nhiên, khi bạn lắp giàn cho cây cà chua cũng như đặt các thiết bị tưới, bạn cũng cần quan tâm đến việc bảo quản chúng. Như vậy thì mới có thể duy trì tuổi thọ của giàn và thiết bị tưới được lâu. Giàn trụ vững trong thời gian dài và có thể tái sử dụng được cho những đợt cà chua mới.
Hệ thống tưới ổn định sẽ giúp cung cấp nước và dinh dưỡng cần thiết cho cây cà chua một cách đồng đều. Công việc tưới nước lúc này mới thật sự nhẹ nhàng và suôn sẻ. Nếu sự cố hệ thống tưới xảy ra, bạn sẽ không chỉ vất vả tưới thủ công trong lúc chờ sửa chữa. Mà còn tốn kha khá chi phí cho việc bảo trì, sửa lại máy móc bị lỗi.
Kiểm tra thường xuyên tình trạng giàn cà chua và thiết bị tưới
Việc kiểm tra định kỳ thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát được tình trạng của giàn và thiết bị tưới. Đồng thời dễ dàng phát hiện ra các sự cố hư hỏng ở trên giàn cây như giàn bị nứt, các trụ gốc bị xiêu vẹo,… Hay là có sự rò rỉ ở đường dẫn ống nước, rò rỉ ở béc tưới, béc tưới bị rỉ sét,…
Từ đó, có thể tìm ra các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời. Không làm ảnh hưởng hay gây tổn hại đến quá trình đơm hoa kết trái của giàn cà chua.
Tưới nước và bón phân đúng cách
Bạn cần duy trì việc tưới nước đều đặn theo đúng lượng nước mà cây cần thiết. Song song với đó là việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây theo mỗi thời kỳ sinh trưởng. Chỉ có như vậy thì cây mới khoẻ mạnh và cho ra nhiều quả. Quả thu được mới to, ngon, nhiều nước, đạt năng suất tốt nhất.
Cắt tỉa và thu hoạch cà chua đúng kỹ thuật
Cà chua trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển cần được cắt tỉa cành lá đúng kỹ thuật. Như vậy sẽ đảm bảo tập trung nuôi dưỡng những nhánh phát triển tốt. Tránh việc cùng lúc cây phải chia sẻ dinh dưỡng cho quá nhiều cành, nhánh. Như vậy thì sản lượng và chất lượng quả đều không đạt. Nên chú ý:
- Nên ngắt tỉa cành, quả vào thời điểm trời mát.
- Tỉa bỏ tất cả các cành nhỏ, chồi nách, vàng lá, có dấu hiệu sâu bệnh hoặc bị bệnh.
- Chỉ nên để 4 – 5 chùm quả trên một cây để quả đạt được kích thước và chất lượng ngon nhất.
- Nên ngắt bỏ phần ngọn cây sau khi đạt đến chiều cao giới hạn.
Bên cạnh đó, bạn cần phải hiểu rõ thời điểm có thể thu hoạch cà chua. Cũng như là khoảng cách giữa các lần thu hoạch để đảm bảo sản lượng, tránh hao hụt. Một số lưu ý cần ghi nhớ:
- Ngưng bón phân, phun thuốc từ 15 ngày trước khi thu hoạch.
- Không nên đợi quả chín đỏ mới thu hoạch. Tiến hành hái quả ngay khi quả đạt đến độ già nhất định.
- Khi quả chín được 1/3 cây thì nên bắt đầu thu hoạch, tránh để lâu dễ làm quả chín hàng loạt và rụng nhanh chóng.
- Khoảng cách giữa các lần thu hoạch nên là 4 – 5 ngày, tránh làm cây bị sốc rụng quả sớm.
- Khi thu hoạch, nên ngắt luôn từ phần cuống quả để giữ được độ tươi lâu hơn. Chú ý tránh làm xây xước cành, cành bị gãy/xước rất dễ bị vi khuẩn, nấm tấn công.
Vậy là NTS vừa chia sẻ đến bạn cách làm giàn cà chua cũng như phương pháp lựa chọn và sử dụng thiết bị tưới phù hợp cho giàn cà chua. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu thêm trong việc trồng cà chua theo giàn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận ngay bên dưới để được giải đáp nhé!