Việc tính toán chi phí lắp đặt hệ thống tưới phun mưa cho vườn cây trước khi thực hiện là rất cần thiết. Điều này không chỉ giúp bạn tối ưu được chi phí mua nguyên vật liệu lắp đặt. Mà còn đảm bảo hệ thống tưới hoạt động tốt và hiệu quả sau khi lắp. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn nhé!
Tổng quan về hệ thống tưới phun mưa
Tưới phun mưa là hình thức tạo ra cơn mưa nhân tạo để tưới cho cây cảnh, hoa màu. Các hạt nước nhỏ như hạt mưa được tạo ra nhờ các lỗ nhỏ trên béc tưới, thông qua áp lực nước từ các ống dẫn đẩy ra ngoài.

Khi tưới cây theo cách này, bạn sẽ nhận được các lợi ích như:
- Tiết kiệm được chi phí thuê nhân công, chi phí điện, nước đáng kể.
- Cây được tưới nước đều, đủ.
- Giảm thiểu hư hại cây do lực nước tưới tác động lên cành, lá cây vừa phải.
- Chủ động trong việc lựa chọn thời điểm tưới và điều chỉnh được lượng nước tưới cho cây.
- Hạn chế xói mòn đất.
- Cây khỏe mạnh, giảm thiểu sự xuất hiện và lây lan của sâu bệnh hơn.
- Thiết kế gọn, có tính thẩm mỹ, phù hợp với cả sân vườn biệt thự, ban công nhà phố,…
- Cách vận hành hệ thống đơn giản, ai cũng có thể làm được.
Bên cạnh những ưu điểm thì hệ thống tưới phun mưa cũng có những nhược điểm như là chi phí lắp đặt cao. Và đòi hỏi người lắp phải có kiến thức và kỹ thuật.
Tùy theo nhu cầu tưới cũng như diện tích, địa hình mà chọn kiểu lắp đặt hệ thống tưới cho phù hợp. Có thể lắp đặt theo đường luống, lắp đặt cạnh gốc cây,…
Ngày nay, hệ thống tưới phun mưa được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Phổ biến nhất là trong việc tưới nước cho cây ăn quả, hoa màu, rau củ,… Lắp đặt trong các khuôn viên biệt thự, toà nhà cao tầng có nhiều cây,… Hoặc cũng có thể dùng như một công cụ vệ sinh sân vườn, rửa trôi đất và bụi bẩn,…
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí lắp đặt hệ thống tưới phun mưa
Để lắp đặt hoàn chỉnh một hệ thống tưới phun mưa, yêu cầu người thực thi phải am hiểu và có sự tính toán cẩn thận. Chỉ cần tính toán sai một chút cũng có thể tạo nên bản thiết kế sai. Khi đó buộc bạn phải đo đạc, tính toán lại và lúc này chi phí sẽ bị đội lên, gây ra tốn kém nhiều.
Vì thế, khi tính toán chi phí lắp đặt hệ thống tưới phun mưa, bạn cần chú ý những yếu tố ảnh hưởng sau:
Địa hình trồng cây
Yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến việc tính toán số lượng ống, dây, béc tưới,… khi lắp đặt. Bởi nếu ở địa hình cao, dốc và xa nguồn nước thì số lượng ống dây dẫn nước sẽ phải tốn nhiều hơn.
Và đôi khi, bạn phải lắp đặt nhiều hơn 1 máy bơm nước để đảm bảo áp lực nước truyền lên đủ để đẩy nước phun ra tưới cho cây. Với các địa hình bằng phẳng, bạn sẽ ít tốn vật liệu lắp đặt hơn.

Đồng thời, việc lắp đặt hệ thống ở địa hình phẳng sẽ dễ hơn trong việc vẽ thiết kế đi đây, đi ống cho hệ thống. Với các địa hình dốc, ngoằn ngoèo, bạn cần tính toán kỹ về khoảng cách cây. Cũng như tính toán kỹ đường đi dây tưới để tối ưu hết mức có thể chi phí vật tư cho việc lắp đặt.
Và ngoài ra, từng loại địa hình thì sẽ phù hợp với từng hình thức tưới khác nhau. Mà mỗi hình thức thì sẽ có bản đồ thiết kế lắp đặt khác nhau. Do đó chi phí cho mỗi quá trình cũng sẽ khác nhau.
Đặc điểm giống cây trồng
Mỗi loại cây sẽ có nhu cầu về nước khác nhau. Cũng như là có sự khác biệt về khoảng cách giữa 2 cây. Các loại rau màu như cải, rau dền, xà lách, đậu phộng,… thường trồng khá sát nhau và cần nước tưới mỗi ngày.
Tuy nhiên, với những loại cây lớn như cà phê, tiêu,… thì khoảng cách trồng sẽ cách xa nhau. Và các loài cây này cũng không có nhu cầu tưới tiêu liên tục.
Vì thế, số lượng béc tưới cũng như vị trí phân bố các đường dẫn và béc tưới sẽ có sự khác nhau.
Những cây thân thấp thì bạn chỉ cần lắp đặt béc phun tầm thấp. Nhưng với cây cao thì bạn cần lắp đặt béc phun cao. Hoặc như một số loại cây leo giàn thì vị trí lắp và loại béc dùng để tưới cũng sẽ khác.
Đặc điểm đất trồng
Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng trong việc hạch toán chi phí lắp đặt hệ thống tưới phun mưa.
Những địa hình có đất trồng mềm, dễ cắm ống dẫn thì việc lắp đặt sẽ nhanh hơn, tiết kiệm thời gian hơn. Do đó mà cũng tiết kiệm được tiền thuê nhân công đào đường ống theo bản thiết kế.
Với những địa hình đất cứng, nhiều sỏi sạn thì việc lắp đặt sẽ vất vả hơn. Đôi khi là bạn cần mua thêm một số vật tư hỗ trợ việc lắp ống dẫn đứng vững chắc. Hoặc là các vật dụng để cắm cọc giữ cho các ống dẫn nước đến béc tưới có thể trụ được.
Diện tích đất trồng và số lượng cây trồng
Và tất nhiên, một yếu tố không thể bỏ sót khi tính toán chi phí lắp đặt hệ thống phun mưa. Đó chính là diện tích đất trồng cũng như số lượng cây trồng. Chi phí lắp đặt sẽ tỉ lệ thuận với diện tích và số lượng cây.

Và tất nhiên là nó còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như đã kể trên. Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào tình hình tài chính, mà bạn có thể lựa chọn loại vật tư cũng như phương án thiết kế sao cho phù hợp nhất.
Cơ sở cung cấp vật tư lắp đặt hệ thống
Mỗi cửa hàng, mỗi loại thương hiệu ứng với các loại vật tư sẽ có những mức giá khác nhau. Không cửa hàng nào bán giá giống cửa hàng nào. Giá mua lẻ số lượng ít sẽ khác với giá sỉ mua theo số lượng nhiều, mua theo combo.
Và giá của mỗi hãng cho vật liệu đó thì cũng khác nhau. Sẽ có loại tốt, loại trung và loại giá rẻ.
Tùy theo nhu cầu bạn cần lắp đặt mà chi phí sẽ có thể tăng giảm linh động. Chẳng hạn như bạn muốn lắp đặt hệ thống xịn, lắp nhanh thì sẽ tốn nhiều chi phí cho vật tư, thiết kế, và cả nhân công lắp đặt.
Báo giá chi tiết cho hệ thống tưới phun mưa
Giá chi tiết cho việc lắp đặt hệ thống tưới phun mưa là không giống nhau. Tuỳ vào từng thời điểm, mà giá vật tư, giá nhân công cũng như chi phí cho kỹ thuật sẽ khác nhau. Tiến độ thi công cũng sẽ ảnh hưởng đến chi phí phải bỏ ra.
Vậy, cụ thể thì bạn cần tốn bao nhiêu cho việc thuê thiết kế, nhân công, mua thiết bị lắp ráp? Theo dõi chi tiết hơn ở các phần dưới đây nhé!
Chi phí thiết kế hệ thống tưới phun mưa
Đối với những vườn cây rộng lớn, đặc biệt là các khu vườn địa hình phức tạp, cây phân bố không đồng đều. Và bản thân bạn không phải là người am hiểu kỹ thuật, thiết kế. Thì tốt nhất là nên thuê một kiến trúc sư để họ khảo sát và lên bản vẽ theo yêu cầu.
Như thế sẽ đảm bảo về tính chính xác cũng như hạn chế sai sót và rủi ro trong việc tính toán chi phí lắp đặt hệ thống tưới phun mưa.

Và giá thuê thiết kế bản vẽ lắp đặt sẽ tùy thuộc vào từng khu vực bạn sinh sống. Đồng thời, nó còn liên quan đến trình độ của người thiết kế cũng như là tiếng tăm của họ.
Kỹ sư thiết kế trình độ cao, có nhiều kinh nghiệm thì bao giờ chi phí thuê về cũng sẽ đắt hơn. Nhưng bù lại thì bạn cũng yên tâm hơn về chất lượng và độ chuẩn xác của thiết kế so với thực tế.
Chi phí vật tư cho hệ thống tưới phun mưa
Thông thường khi lắp đặt hệ thống tưới phun mưa, bạn sẽ cần tới các vật liệu như:
- Máy bơm
- Các loại ống dẫn nước, ống nối chữ T, ống co chữ L, bít cuối ống,…
- Béc tưới phun mưa, dây dẫn nước nối với béc
- Van xả áp, van điều khí
- Đồng hồ đo áp lực nước
- Ốc, vít, cây cắm cọc,…
Như đã nêu ở trên, việc xác định đúng số lượng và loại vật tư cần để lắp đặt sẽ giúp bạn quy đổi ra được chi phí cho việc mua sắm này.
Và, giá thành cho từng loại cũng sẽ khác nhau. Yếu tố thương hiệu cũng sẽ quyết định chi phí phải bỏ ra khi mua loại vật liệu đó.
Chi phí lao động cho việc lắp đặt hệ thống tưới phun mưa
Đối với việc lắp đặt này, bạn sẽ cần nhân công cho những công việc như:
- Nhân viên thiết kế bản vẽ hệ thống
- Lao động chân tay, phụ giúp đào hố, tạo rãnh,…
- Nhân viên lắp đặt ống, đi dây, ống và đo đạc, kiểm tra chất lượng hoạt động sau khi lắp.
Tuỳ vào tình hình tài chính mà bạn có thể thuê hết. Hoặc là tự mình phụ trách các công việc có thể đảm đương. Và chỉ thuê kỹ sư để vẽ thiết kế và lắp đặt.
Thông thường, đối với việc lắp đặt hệ thống tưới phun mưa cho các khu vườn rộng. Bạn nên tìm đến những cơ sở bao trọn gói dịch vụ từ thiết kế đến thi công lắp đặt sẽ ổn hơn. Vì giá dịch vụ trọn gói bao giờ cũng sẽ rẻ hơn so với thuê lẻ tẻ. Và bạn cũng có thể an tâm về chất lượng hệ thống, được hỗ trợ bảo hành nếu phát sinh sự cố.
Chi phí bảo trì và sửa chữa hệ thống tưới phun mưa
Hệ thống tưới sau một thời gian sử dụng sẽ có sự xuống cấp và lão hoá chức năng ở một số chi tiết nhất định. Đó có thể là việc rò rỉ nước ở béc tưới, ống dẫn nước bị lủng lỗ hoặc giòn mục. Hay máy bơm nước hoạt động quá tải bị hỏng.
Vì thế mà bạn nên kiểm tra thường xuyên để phát hiện vấn đề sớm. Đem các thiết bị máy móc đi bảo trì. Thay thế các chi tiết hư hỏng không thể sử dụng được, sửa các phần vẫn có thể hoạt động…
Để tiết kiệm nhất trong việc bảo trì và sửa chữa, bạn hãy chịu khó thường xuyên kiểm tra tình trạng máy. Đồng thời bảo quản đúng cách để sử dụng được lâu hơn, ít gây ra hỏng hóc.
Thông thường, việc bảo trì và sửa chữa sẽ do đơn vị cung cấp vật tư chịu trách nhiệm nếu thiết bị còn trong thời hạn bảo hành. Nếu không, bạn sẽ phải là người chi trả toàn bộ. Tuỳ loại sự cố hư hỏng và thời điểm mà giá bảo trì, sửa chữa sẽ có sự thay đổi. Vì thế, hãy sử dụng cẩn thận và giữ gìn tốt nhất có thể nhé.
Hướng dẫn tính toán chi phí lắp đặt hệ thống tưới phun mưa
Tiếp theo, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từng bước trước khi lắp đặt hệ thống tưới phun mưa. Như thế sẽ giúp bạn chủ động và hiểu rõ về nhu cầu nước của khu vườn hơn. Đưa ra những tính toán chi phí hợp lý và tối ưu nhất.
Xác định diện tích khu vực cần tưới
Như đã nêu ở trên, diện tích khu vực cần tưới sẽ tỉ lệ thuận với số lượng cũng như tài chính phải bỏ ra để mua vật tư lắp đặt.
Thông thường với khu vườn diện tích tầm 1 hecta thì chỉ cần 1 máy bơm nước tăng áp là đủ. Và chiều dài rải dây tưới không nên quá 50 mét. Vì thế cần tính toán về áp lực nước từ máy bơm để tìm vị trí đặt cho chuẩn.
Biết được diện tích và nắm rõ địa hình thì bạn có thể vẽ được bản thiết kế, và tính toán được số lượng vật liệu cần phải mua.
Lựa chọn loại hệ thống tưới phun mưa phù hợp
Với mỗi loại cây và địa hình khác nhau thì sẽ có những kiểu hệ thống phun mưa khác nhau.
Ví dụ như cây nhỏ, thấp, mọc dày cạnh nhau thì dùng hệ thống phun mưa tầm thấp là được. Nhưng với các cây gốc lớn, nằm cách xa nhau thì nên bố trí mỗi cây có một béc tưới để cấp nước.
Ngoài ra còn có các loại hệ thống phun mưa tầm cao, phun từ trên xuống, hoặc phun mưa từ dưới lên. Hoặc là kiểu phun thẳng 1 tia, phun 360 độ, 180 độ,…Mỗi loại ứng với các kiểu cây trồng khác nhau như cây trên mặt đất, cây leo giàn,…
Địa hình bằng phẳng có thể thiết kế hệ thống tưới dọc theo các rãnh, luống. Với địa hình gập ghềnh thì nên dùng loại dây dẫn dẻo, uốn cong dễ dàng để thích nghi với địa hình.
Hoặc nếu là hệ thống phun từ trên xuống, thì đòi hỏi dây dẫn phải nhẹ để tránh làm gánh nặng cho giàn cây…
Tính toán chi phí thiết kế, lắp đặt và bảo trì hệ thống tưới phun mưa
Trải qua các bước khảo sát địa hình cũng như tìm hiểu giống cây trồng, quy mô lắp đặt. Kỹ thuật sư sẽ qua đó mà lên kế hoạch và dự kiến thiết kế. Bản vẽ thiết kế sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về vị trí lắp đặt của các chi tiết. Đồng thời từ đó tính toán ra được số lượng cần mua cho mỗi chi tiết, thiết bị liên quan đến quá trình lắp ráp.
Thông thường thì việc lắp đặt hệ thống hay bảo trì đòi hỏi người đó phải có kinh nghiệm. Có trình độ hiểu biết nhất định trong lắp đặt hệ thống tưới cây. Cũng như hiểu rõ toàn hệ thống tưới để có thể nắm bắt tình hình và đưa ra phương án lắp đặt nhanh nhất. Xây dựng quy trình bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị, máy móc một cách tốt nhất.
Chi phí cho việc thuê người thiết kế, lắp đặt và bảo trì hệ thống tưới phun mưa là không hề rẻ. Và nó cũng còn tùy thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của nhân công được thuê. Cũng như là tình hình kinh tế thị trường sẽ có sự thay đổi theo thời gian.
Mặc dù là đắt, nhưng bù lại bạn có thể an tâm về tính an toàn, chuẩn chỉnh của hệ thống. Đặc biệt là đối với các mảnh vườn có diện tích từ 1000 mét vuông trở lên. Chi phí thiết kế, lắp đặt và bảo trì là không thể không tính toán tới. Còn với các mảnh vườn nhỏ, hệ thống tưới sẽ đơn giản hơn, bạn cũng có thể tự chủ động làm mà không cần tốn chi phí đi thuê.
Như vậy, sau khi trải qua các bước tìm thiết kế, mua vật tư,… thì bạn sẽ tính ra được chi phí cần để lắp đặt hệ thống tưới cho khu vườn của mình. Chỉ việc cộng tất cả các khoản chi phí cho từng đầu mục lại với nhau sẽ ra được chi phí tổng.
Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống tưới phun mưa
Như vậy, sau khi tính toán xong các khoản chi phí lắp đặt, thiết kế, vật tư và nhân công. Bạn cần tiến hành mua các vật dụng cần thiết và bắt tay vào lắp đặt. Thông thường, việc lắp đặt hệ thống tưới sẽ bao gồm các công đoạn như:
- Tiến hành lắp các đường ống dẫn chính và phụ theo sơ đồ trước đó.
- Lắp đặt máy bơm nước với đường dẫn chính ở vị trí thích hợp. Sau đó tiến hành gia cố cho các béc tưới cố định trên mặt đất nhờ các giá đỡ.
- Tạo các lỗ nhỏ trên ống dẫn nhánh, lắp đặt các ống dẫn nhỏ hơn ở các vị trí tưới phù hợp tại các lỗ khoan trên ống dẫn nhánh.
Để việc lắp đặt được hoàn thiện và không xảy ra sai sót, thì bạn cần phải tìm hiểu kỹ cũng như lưu ý một số chi tiết sau:
Lựa chọn vị trí và độ cao của béc phun
Điều này là rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến hiệu quả tưới cây cũng như sự phát triển của cây. Tùy theo đặc điểm chiều dài của cây, độ lớn của gốc, cũng như nhu cầu về nước của mỗi loại cây trồng. Bạn sẽ chọn lựa vị trí lắp béc phun cũng như thiết lập độ cao cho béc phun để đạt hiệu quả tưới cao nhất.
Thiết kế hệ thống ống dẫn và đường đi của nước
Đây cũng là yếu tố quan trọng thứ 2 quyết định đến thành bại của hệ thống tưới phun mưa.
Khi thiết kế hệ thống dẫn và đường đi, bạn cần đo đạc chuẩn xác về diện tích cũng như tính toán khoảng cách lắp đặt các béc. Sao cho béc khi phun có thể tưới đều các cây, không bị bỏ sót khu vực nào. Tuy nhiên thì cũng không nên lắp đặt các béc quá sát nhau, tưới chồng chéo lên nhau dễ làm cho cây bị úng nước.
Bên cạnh đó, còn tùy thuộc vào địa hình và loại cây cần tưới mà quyết định lắp đặt đường ống nổi trên mặt đất. Hay là lắp đặt chôn dưới lòng đất.
Nên lắp đặt đường ống dẫn nước ngầm hay nổi trên mặt đất?
Lắp đặt ống dẫn nổi trên mặt đất thì dễ quan sát và sửa chữa khi có sự cố. Nhưng lại mau bị bào mòn bởi các yếu tố ngoại cảnh như gió, nắng mưa, côn trùng,… Kiểu lắp đặt này thường thấy ở các vườn rau, củ mọc thấp.
Lắp đặt ống dẫn chìm dưới lòng đất thì sẽ tăng tính thẩm mỹ hơn cho khu vườn. Đồng thời bảo quản ống nước tránh được những tác động từ môi trường. Tuy nhiên, đường ống này thường phức tạp và sẽ tốn kém thêm chi phí vỏ bao ngoài ống. Đồng thời cũng rất khó khăn trong khâu bảo trì, sửa chữa khi gặp sự cố hư hỏng.
Lựa chọn máy bơm phù hợp
Để hệ thống tưới phun mưa hoạt động được cần có một lực nước đủ lớn để tạo ra áp lực đẩy béc tưới phun nước. Nếu như nguồn nước nhà bạn có áp lực thấp, hoặc khu vực nguồn nước cách xa nơi tưới. Thì bạn nên lắp đặt máy bơm tăng áp cho hệ thống tưới.
Thiết bị này sẽ hỗ trợ tăng áp lực đẩy nước đến các béc tưới tốt hơn. Đảm bảo cho việc tưới cây trong vườn có thể duy trì hiệu suất và rau màu, cây cảnh được tưới đủ nước.
Lựa chọn bộ điều khiển hệ thống tưới phun mưa
Bên cạnh đó, hệ thống tưới phun mưa hiện nay thường có 2 dạng là tưới tự động hoặc là tự điều chỉnh.
Với dạng tự động, bạn chỉ cần thiết lập cài đặt sẵn về thời gian tưới cũng như lưu lượng tưới. Hệ thống sẽ tự động vận hành theo cơ chế cài đặt đã có.
Với dạng còn lại, bạn vẫn có thể rảnh tay làm nhiều việc. Nhưng vẫn cần phải chủ động canh thời gian bắt đầu tưới, dừng tưới để bật/ tắt nước hợp lý.
Kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng hệ thống tưới phun mưa
Nếu bạn muốn hệ thống tưới phun mưa của mình hoạt động ổn định, bền lâu thì việc bảo dưỡng định kỳ là rất cần thiết.
Các thiết bị theo năm tháng, dưới tác động của áp lực nước và thay đổi thời tiết sẽ có sự hao mòn. Do đó mà bạn nên định kỳ kiểm tra 2 – 3 tháng/lần với hệ thống mới lắp đặt. Và định kỳ 1 tháng/lần với hệ thống đã lắp đặt và sử dụng lâu rồi.
Nếu phát hiện hư hỏng cần có phương án sửa chữa, thay thế linh kiện mới. Nên sử dụng các linh kiện thay thế chất lượng tốt để tăng tuổi thọ hoạt động của hệ thống.
Hy vọng với những chia sẻ trên thì bạn đã hiểu hơn về hệ thống tưới phun mưa. Đồng thời biết cách tính toán chi phí cho việc lắp đặt hệ thống tưới phun mưa cho vườn nhà mình. Chúc bạn thành công!