Giải pháp tưới nước cho 3 loại cây trồng cạn phổ biến

Để nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất, đồng thời tiết kiệm được nguồn nước tưới, góp phần bảo vệ môi trường, Claber chia sẻ cùng bạn giải pháp tưới nước cho 3 loại cây trồng cạn phổ biến nhất hiện nay.

1/ Kỹ thuật tưới nước cho cây lạc

Cây lạc cần nước nhất trong giai đoạn từ trước khi cây ra hoa đến lúc kết quả. Trong giai đoạn này, người trồng trọt có thể kết hợp nhiều biện pháp tưới tiêu cho cây lạc như: tưới rãnh, tưới phun bằng vòi hoặc béc tưới. Không nên áp dụng biện pháp tưới tràn, tưới ngập cho cây lạc vì sẽ nhanh chóng gây nên hiện tượng đất bị đóng váng bề mặt.

 

Đặc biệt, đối với phương pháp tưới rãnh, hãy cho nước vào đầy rãnh rồi để nước ngấm đều vào luống, sau khi đất đã được ngấm nước đủ ẩm, nên tháo cạn lượng nước dư thừa trong rãnh ra khỏi ruộng để ngăn ngừa tình trạng cây bị ngập úng.

Tùy thuộc vào từng giai đoạn khác nhau trong năm mà lượng nước tưới cho cây cũng khác nhau. Trong vụ Đông Xuân thì từ 10 đến 20 ngày tưới một lần, vào vụ Hè Thu từ 7 đến 10 ngày sẽ tưới một lần. Tuy nhiên, trong điều kiện có mưa hoặc đất đủ độ ẩm thì không nhất thiết phải tưới nước cho cây lạc. Hãy dừng việc tưới nước trước khi thu hoạch từ 10 đến 15 ngày để tránh hiện tượng hạt nảy mầm ngay trên ruộng.

2/ Kỹ thuật tưới nước cho cây dưa hấu

Dưa hấu vốn là loại cây chịu hạn tốt nhưng vẫn rất ưa ẩm và sẽ chết nếu bị ngập úng. Vì vậy, người trồng trọt cần đảm bảo điều tiết lượng nước tưới hợp lý trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây nhằm đảm bảo chất lượng trái sau khi thu hoạch.

Lượng nước tưới phụ thuộc vào tính chất đất trồng, thời tiết và từng thời kỳ phát triển của cây. Tùy theo khả năng giữ ẩm của đất mà xác định thời gian tưới nước sao cho phù hợp. Thông thường, khoảng 5 – 7 ngày sẽ tưới nước một lần cho cây. Đặc biệt, trong thời điểm, dưa hấu có trái non thì sẽ cần nhiều nước hơn. Do đó, lượng nước tưới cần phải đảm bảo để cho trái phát triển, trong giai đoạn này có thể tưới từ 2 đến 3 ngày một lần cho cây.

 

Đến giai đoạn khi dưa hấu có trái lớn cần phải tưới nước điều hòa để trái phát triển kích thước một cách thuận lợi, không bị nút. Khi dưa bắt đầu chín, giảm từ từ lượng nước tưới và ngưng tưới hẳn vài ngày trước khi thu hoạch.

Kỹ thuật tưới nước cho dưa hấu thường được áp dụng phương pháp tưới thấm bằng cách bơm hoặc tháo nước vào rãnh (mương tưới), sau khi đất đủ ẩm theo yêu cầu cần phải tháo cạn lượng nước dư thừa trong rãnh tưới.

Hãy ưu tiên tưới nước cho cây vào buổi sáng sớm để sau khi tưới, nhiệt độ của đất trồng tăng dần lên do ánh sáng mặt trời, rễ sẽ phát triển nhanh hơn, đồng thời ruộng dưa khô thoáng, hạn chế các bệnh hại xảy ra.

3/ Kỹ thuật tưới nước cho cây ngô

Ngô là cây chịu hạn nhưng rất cần nước để sinh trưởng, phát triển thuận lợi, nhất là ở các thời kỳ: ngô được 6 – 7 lá, xoáy nõn (trước khi trổ cờ từ 10 – 12 ngày) và thời kỳ sau khi thụ phấn xong (sau khi trổ cờ từ 10 – 15 ngày).

Tưới nước cho ngô thường áp dụng biện pháp tưới rãnh. Chú ý, tưới sao cho rãnh vừa đủ nước để thấm dần vào luống ngô, không nên tước ngập vì dễ gây hiện tượng cây bị đổ ngã, đồng thời gây lãng phí nguồn nước tưới.

 

Hạn chế tưới nước cho ngô ở giai đoạn cây con (cây có dưới 5 lá) để tạo điều kiện cho bộ rễ ăn sâu hơn, giúp cây chống hạn và đỗ ngã được tốt hơn ở giai đoạn sau.

Để việc tưới nước cho cây trồng đạt hiệu quả, điều tiết lượng nước phù hợp, giảm thất thoát nguồn nước tưới, bạn cần chú ý xây dựng hệ thống tưới tiêu chất lượng và phù hợp. Nếu còn thắc mắc gì thì hãy liên hệ ngay cho Claber thông qua số Hotline: 0916 909 08715 hoặc địa chỉ: đường 3, KDC Gia Hòa, P. Phước Long B, Q.9, Tp.HCM để được tư vấn và lựa chọn thiết bị chất lượng nhất cho vườn nhà mình nhé!

>>> Xem thêm: 5 lưu ý quan trọng khi Tưới Cây Cảnh Bằng Nước Máy

0916 909 087