Trồng cây leo trang trí và làm mát không gian quanh nhà đã trở thành xu hướng “hot” và đến nay vẫn rất phổ biến từ trong những căn nhà chung cư, nhà phố đến biệt thự cao cấp. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến chủ đề này thì hãy theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc cây leo, cách thiết kế giàn trồng cây leo và một số loại cây leo được trồng phổ biến nhất nhé!
Đặc điểm của cây leo giàn trồng chậu
Cây leo giàn trồng chậu phần lớn đều là những loài thực vật có thân nhỏ, mềm mại và hầu như không có cành. Chính vì vậy nên những loài cây này không cần không gian sống quá lớn, có thể được trồng ngay trong vườn nhà hoặc trồng trong các chậu cây.

Cây dây leo từ lâu đã được đánh giá là loài thực vật có sức sống cực kỳ mạnh mẽ. Chúng có thể phát triển tốt cả trong điều kiện có ánh sáng mặt trời và môi trường bóng râm. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể trồng cây leo trong nhà, ngoài vườn, trên ban công hoặc sân thượng.
Bên cạnh đó, cây leo cũng không cần chăm sóc nhiều. Bạn chỉ cần lên lịch tưới nước và cắt tỉa định kỳ là được. Loài cây này rất phù hợp với những người thường xuyên bận rộn nhưng vẫn muốn duy trì không gian xanh trong ngôi nhà của mình.
Về mặt thẩm mỹ, cây leo giàn trồng chậu giúp tạo ra không gian xanh dịu mát cho ngôi nhà của bạn, giúp cho không gian sống tràn đầy sức sống. Không chỉ vậy, cây dây leo còn có khả năng thanh lọc không khí và hạn chế tiếng ồn.
Ngoài ra, một số loại cây dây leo còn có ý nghĩa phong thủy, mang lại sinh khí và vượng khí cho ngôi nhà. Do vậy, gia chủ thường trồng các loại cây dây leo hợp bản mệnh với mong muốn mang lại nguồn năng lượng tích cực.

Cách chọn cây leo giàn phù hợp
Như vậy, trồng cây dây leo trong nhà không chỉ giúp mang lại không gian sống xanh, nhiều màu sắc, hòa mình vào thiên nhiên, mà còn giúp thanh lọc không khí, mang lại sức sống cho ngôi nhà. Việc lựa chọn cây leo giàn phụ thuộc vào một số tiêu chí sau đây:
– Phù hợp với không gian sống: Khác với những cây thân gỗ vốn cần nhiều không gian để sinh trưởng, cây dây leo có thể phát triển tốt trong không gian nhỏ hẹp hơn. Cây dây leo cũng có nhiều chủng loại phong phú với kích thước đa dạng.
Tiêu chí đầu tiên khi lựa chọn cây leo giàn là phù hợp với không gian kiến trúc và thiết kế của ngôi nhà. Nếu không gian nhỏ, bạn có thể trồng những chậu cây dây leo nhỏ xinh. Nếu có nhiều không gian hơn, bạn có thể làm hàng rào cây dây leo, vòm cổng…
– Phù hợp với vị trí trồng cây: Cây dây leo được trồng với mục đích chủ yếu là tạo ra không gian sống xanh mát, trong lành. Chính vì vậy nên cây dây leo có thể được trồng trên mặt ngoài của tường để tạo ra tấm thảm xanh bảo vệ ngôi nhà.
Một số loại cây dây leo phát triển tốt trong bóng râm như cây hoàng tâm diệp, cây thường xuân, cây bình an… lại thích hợp trồng nơi ban công, cầu thang hoặc tiểu cảnh.
Bên cạnh đó, hoa tigon, hoa hồng leo… và nhiều loại cây dây leo có hoa khác thường được trồng ở những vị trí có nhiều nắng, thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Cách trồng và chăm sóc cây leo giàn trồng chậu
Cách trồng cây leo giàn từ cây giống sẽ có những khác biệt nhất định so với cách trồng cây leo giàn từ hạt giống. Sau đây là một số lưu ý bạn cần biết khi trồng cây dây leo:
– Chọn hạt giống hoặc cây giống: Bạn nên lựa chọn giống cây leo phù hợp với không gian dự định sẽ trồng cây. Cây leo có hoa phù hợp với không gian có nhiều nắng, trong khi ban công ít nắng hoặc tiểu cảnh trong nhà phù hợp với những loại cây ưa bóng râm.
Bên cạnh đó, khi chọn cây giống bạn nên chọn những cây khỏe mạnh, không có dấu hiệu sâu bệnh hại. Nếu trồng bằng hạt giống thì hãy mua hạt ở những địa chỉ uy tín, đảm bảo các hạt đều lành lạnh và có thể nảy mầm.
– Chọn đất trồng và chậu trồng cây: Nếu gieo hạt giống, bạn cần chú ý duy trì độ ẩm và theo dõi tình trạng của hạt hàng ngày. Nếu trồng từ cây giống thì khi cắt bầu đất cần tránh làm vỡ bầu, đặt trong chậu, vun đất và tưới nước ngay sau đó.
Đất trồng cây dây leo phải là đất có nhiều dinh dưỡng và được duy trì ở trạng thái tơi xốp. Bạn nên lựa chọn những loại đất có thành phần đất sét, phù hợp cho cây dây leo sinh trưởng.
Về chậu cây, kích cỡ của chậu cần phù hợp với không gian trồng cây. Sành, sứ, đất nung là những chất liệu làm chậu cây phù hợp nhất.
Mặt khác, mặc dù không cần chăm sóc thường xuyên, tuy nhiên bạn vẫn cần tìm hiểu về cách chăm sóc cây leo giàn trồng chậu. Để có những chậu cây hoặc giàn cây dây leo ưng ý, bạn cần chú ý đến việc cắt tỉa, tưới nước và bón phân.
– Cắt tỉa: Cây dây leo cần được cắt tỉa, uốn tạo dáng để tạo ra được giàn cây ưng ý. Bạn cần làm khung hoặc bắc giàn cho cây ngay từ khi thân cây bắt đầu dài ra. Những bộ phận dư thừa cần được loại bỏ để cây tập trung dinh dưỡng nuôi các nhánh chính.
Bạn nên thường xuyên cắt tỉa và uốn tạo dáng cho giàn cây leo
– Tưới nước: Tùy thuộc vào giống cây mà bạn lên lịch tưới nước định kỳ. Chậu cây leo nên có lỗ thoát nước để tránh tình trạng quá nhiều nước khiến cây bị úng. Bạn có thể tưới nước hai lần mỗi ngày vào sáng sớm và chiều muộn, tưới nước vừa đủ làm ẩm đất là được.
Tham Khảo : Hệ thống tưới phun sương tự động cho giàn cây trồng
– Bón phân: Phân bón cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển và cần được bón theo liều lượng phù hợp với chu kỳ sinh trưởng của cây.
Cách thiết kế giàn trồng cây leo thông minh

Yêu cầu của một giàn trồng cây leo hoàn thiện đó là phải được cố định chắc chắn, các khớp nối phải được thiết kế chặt chẽ, tránh bị xô vẹo. Bạn có thể tận dụng bất kỳ vật liệu nào phù hợp để làm giàn trồng cây leo. Nhìn chung, nên ưu tiên những chất liệu bền, dễ lắp đặt và dễ tháo rời, đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Hiện nay, các bộ giàn trồng cây leo bằng ống sắt rỗng ruột và được sơn chống rỉ sét đang rất được ưa chuộng. Bên cạnh, lưới giàn dây leo cũng là ý tưởng rất phù hợp nếu bạn muốn trồng su su, bầu, bí, mướp, nho leo…
Ngoài ra, nếu bạn muốn tự mình thiết kế và lắp đặt giàn trồng cây leo thông minh trên sân thượng thì có thể làm giàn kiểu chữ A, giàn kiểu đứng hoặc giàn nghiêng vào vách tường.
Để tự làm giàn trồng cây leo, bạn cần chuẩn bị những vật liệu và dụng cụ sau đây:
– Vật liệu làm khung giàn (ống tre, nứa, khung sắt, ống thép bọc nhựa…).
– Lưới giàn dây leo.
– Dụng cụ liên kết khung giàn (dây rút, thanh liên kết, kẹp nối hoặc giữ ống, khớp xoay…).
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các vật liệu và dụng cụ, bạn có thể bắt tay vào lắp đặt giàn trồng cây leo trong vườn, trên sân thượng hoặc ngoài ban công (nếu ban công đủ rộng).
– Giàn trồng cây leo kiểu chữ A
- Bước 1: Cố định các thanh sắt hoặc cọc tre thành hình chữ A và liên kết đỉnh của các “chữ A” lại thành khung giàn sao cho khung giàn có thể đứng vững trên mặt đất.
- Bước 2: Phủ kín khung giàn chữ A bằng lưới. Lưới cần được kéo căng và cố định với khung giàn bằng dây rút.
– Giàn trồng cây leo kiểu đứng
- Bước 1: Dựng các cọc tre nứa hoặc các thanh sắt song song với nhau sao cho tạo thành các ô với mỗi cạnh dài khoảng 40 – 50cm. Tiếp theo, sử dụng vật liệu liên kết để cố định lại bộ khung vừa dựng.
- Bước 2: Sử dụng lưới phủ lên nóc bộ khung để tạo ra môi trường cho dây leo bám vào. Cố định lưới vào các cạnh của bộ khung bằng dây rút.
Mô hình trồng leo kiểu đứng
– Giàn trồng cây leo nghiêng vào vách tường
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần lắp đặt một khung giàn theo dạng bàn cờ bằng cách sử dụng các ống nứa hoặc thanh sắt, sau đó cố định bộ khung bằng vật liệu liên kết. Tiếp theo, bạn dựa khung giàn lên vách tường và cố định phần chân là được.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số ý tưởng thiết kế giàn trồng leo tại nhà đơn giản và rất dễ làm sau đây:
– Giàn trồng cây leo dạng hàng rào kết hợp với lưới hoặc dây thép đan.
– Giàn trồng cây leo được tạo thành từ vành bánh xe độc lạ
– Giàn trồng cây leo theo dạng cổng vòm tạo thêm điểm nhấn.
– Giàn trồng cây leo với tạo hình ngôi nhà bằng gỗ hoặc các ống kim loại.
-…
Các loại cây leo giàn trồng chậu dễ sống nhiều người trồng
– Hoa giấy: Hoa giấy là một trong những loại cây phổ biến nhất ở nước ta. Loài cây này có sức sống vô cùng mạnh mẽ, có khả năng tự sinh trưởng tốt mà không cần bỏ nhiều công chăm sóc. Cây hoa giấy chỉ cần được bón phân và xới đất 2 lần/ năm. Hoa giấy có nhiều màu sắc đẹp, làm giàn hàng rào, cổng, ban công hoặc sân thượng đều được.
– Hoa tử đằng: Hoa tử đằng mang màu tím đằm thắm, thủy chung, có thể sinh trưởng rất tốt ngay cả trong điều kiện khô hạn. Loài hoa này cũng sở hữu hương thơm ưu nhã rất dễ chịu. Chính vì vậy, hoa tử đằng thường được trồng trong chậu để trước sân nhà hoặc trang trí ban công.
– Hoa tigon: Hoa tigon có màu sắc tươi sáng, nổi bật, thường được trồng thành vòm cổng hoặc cho leo lên tường rào. Hoa tigon rất dễ trồng và dễ chăm sóc. Bạn có thể trồng loài hoa này trong chậu và trang trí trên ban công.
– Cây mai xanh Thái Lan: Hoa mai xanh Thái Lan có kích thước khá lớn với những cánh hoa dài, thưa, có màu xanh tím đặc trưng. Cây mai xanh Thái Lan có tốc độ sinh trưởng nhanh, chịu nắng, chịu hạn và chịu rét tốt.
– Cây thường xuân: Cây thường xuân thường được trồng trong chậu, trang trí trên ban công. Bạn cũng có thể bắc giàn thường xuân trong vườn để che nắng hoặc trồng các bức tường thường xuân bảo vệ bên ngoài ngôi nhà.
– Cây trầu bà: Cây trầu bà dễ trồng, phát triển tốt khi trồng trong chậu đất hoặc chậu thủy canh. Loại cây này có phiến lá đẹp, sức sống mạnh mẽ. Trầu bà còn giúp thanh lọc không khí nên thường được trồng trong chậu đặt trên bậu cửa sổ hay trang trí ngoài ban công.
– Cây vạn niên thanh: Cây vạn niên thanh có sức sống mạnh mẽ, dễ chăm sóc, bạn hầu như chỉ cần tưới nước là đủ. Loài cây này xanh lá quanh năm, có phiến lá to và đẹp. Cây vạn niên thanh là loại cây dây leo trồng trong chậu, dây không quá dài nên có thể bắc thành giàn nhỏ, thích hợp trang trí trên bậu cửa sổ, ban công hoặc tiểu cảnh.
Trên đây, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết liên quan đến cách thiết kế giàn trồng cây leo và một số lưu ý trong quá trình trồng và chăm sóc cây dây leo. Ban công, sân thượng, sân vườn có thể được tận dụng để trồng cây leo, không chỉ có tác dụng thẩm mỹ mà còn mang đến không gian sống xanh, trong lành, gần gũi với thiên nhiên. Đón xem những bài viết khác về chủ đề cảnh quan sân vườn tại website của chúng tôi nhé!