Khi thực phẩm hữu cơ không còn là ưu tiên thì rau sạch trở thành sự lựa chọn hàng đầu. Xu hướng làm nhà lưới trồng rau trên sân thượng đang ngày càng phổ biến hơn tại các hộ gia đình ở thành phố. Nhà lưới không chỉ giúp bảo vệ rau tránh khỏi sâu bệnh và tác động của thời tiết, mà còn đảm bảo chất lượng và năng suất cây trồng. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc một góc nhìn tổng quan và chi tiết về mô hình trồng rau kiểu mới này.
Tìm hiểu chung về mô hình nhà lưới trồng rau
Nhà lưới trồng rau là một dạng mô hình nhà có kết cấu khung và được bao bọc xung quanh bằng các loại lưới chuyên dụng. Hiện nay, có nhiều mô hình nhà lưới được thiết kế phù hợp với khoảng không gian ban công hoặc sân thượng. Nhà lưới trồng rau gồm hai loại là nhà lưới kín và nhà lưới hở.
Bộ khung của nhà lưới trồng rau bao gồm: Cột nhà lưới, trụ móng, khung mái, cửa và hệ thống lưới. Bên cạnh đó, trong nhà lưới trồng rau còn có thể được lắp đặt thêm hệ thống tưới hệ thống tưới và hệ thống ánh sáng.
Cột nhà lưới được chế tạo từ thép mạ kẽm để đảm bảo độ bền cao. Trụ móng đúc bằng bê tông có diện tích nhỏ gắn với sân thượng. Trụ móng có tác dụng cố định và bảo vệ phần chân cột.
Phần mái của nhà lưới trồng rau trên sân thượng có thể được thiết kế theo dạng mái vòm, mái bằng hoặc mái dốc hai bên. Với những sân thượng có diện tích lớn, người ta còn có thể bố trí một cửa thông gió nằm giữa các phần lệch của hai khung vòm.
Cửa thông gió cũng được che chắn bằng lưới chắn côn trùng chuyên dụng nhằm tránh sự xâm nhập của côn trùng gây hại vào trong nhà lưới. Người ta sử dụng lưới chắn côn trùng để bao quanh toàn bộ tường và phần mái. Bạn có thể thay lưới chắn côn trùng bằng lưới UV.
Khác với nhà kính, nhà lưới có thể được xây dựng ở sân vườn, ban công hoặc sân thượng biệt thự, nhà trong khu đô thị hoặc phố bởi chỉ cần diện tích tối thiểu khoảng 10m2.

Những ưu điểm chung về mô hình nhà lưới trồng rau
Mô hình nhà lưới trồng rau trên sân thượng hoặc ban công giúp sản xuất rau sạch ngay tại nhà. Rau sạch đảm bảo an toàn thực phẩm, giúp những người nội trợ yên tâm hơn khi chuẩn bị bữa ăn cho gia đình. Vì vậy mô hình nhà lưới trồng rau được ứng dụng rất phổ biến trong các hộ gia đình có sân thượng hoặc ban công rộng rãi.
Ưu điểm đầu tiên của mô hình nhà lưới trồng rau đó là tính ứng dụng cao. Bạn có thể áp dụng mô hình nhà lưới cho ban công, sân thượng hoặc sân vườn mở rộng tùy ý theo nhu cầu. Khi muốn mở rộng quy mô bạn chỉ cần dựng thêm nhà lưới và nối các khu lại với nhau.
Quy trình xây dựng nhà lưới đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian, công sức và nguyên vật liệu. Bạn có thể sử dụng nhà lưới để trồng bất cứ loại rau nào quanh năm.
Mặt khác, áp dụng mô hình nhà lưới trồng rau trên sân thượng còn giúp giải quyết được vấn đề về sâu bệnh hại. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, bởi vậy nên khí hậu thay đổi thất thường và rất phù hợp cho sâu bệnh hại phát triển. Tuy nhiên, khi trồng cây trong nhà lưới thì cây trồng sẽ ít chịu ảnh hưởng của thời tiết và các yếu tố khác từ môi trường.
Nếu như trồng rau theo mô hình truyền thống bạn cần phải sử dụng thuốc trừ sâu và các sản phẩm hóa học khác nhằm phòng ngừa sâu bệnh giúp cây phát triển, thì khi áp dụng mô hình nhà lưới trồng rau bạn chỉ cần sử dụng các loại lưới nông nghiệp để tránh cho thời tiết có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây rau. Lưới nông nghiệp cũng giúp ngăn cản sâu bệnh và côn trùng gây hại.
Một ưu điểm khác của nhà lưới trồng rau đó là bền bỉ với thời gian. Nếu như ngay từ đầu bạn sử dụng những nguyên vật liệu chất liệu tốt và kỹ thuật thi công chính xác thì tuổi thọ của nhà lưới trồng rau có thể đạt 10 – 20 năm trong điều kiện khí hậu ở nước ta. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng mỗi 2 – 3 năm nên thay mới lưới bọc bên ngoài một lần. Nó sẽ đảm bảo chất lượng và độ bền. Khi thi công nhà lưới bạn cũng cần gia cố thật chắc chắn để gió mạnh hoặc mưa bão không làm ảnh hưởng đến kết cấu.
Bên cạnh đó, nếu sân thượng nhà bạn đủ rộng thì bạn có thể lắp đặt thêm hệ thống ánh sáng và phun tưới tự động hoặc bán tự động. Việc này giúp giảm thiểu tối đa sức chăm sóc cây của con người mà vẫn đảm bảo đạt được năng suất cao.
Các vật liệu cần chuẩn bị khi làm nhà lưới

Để xây dựng nên một nhà lưới cơ bản thì cần tính toán thiết kế và chuẩn bị những nguyên vật liệu thiết yếu. Vậy để làm mô hình nhà lưới thì cần chuẩn bị những nguyên vật liệu gì?
– Nguyên vật liệu làm khung nhà lưới
Khung nhà lưới bao gồm: Cột nhà, xà ngang, xà dọc, các thanh bắt chéo, ống bê tông và các pat liên kết. Cột nhà, lưới, xà ngang, xà dọc, thanh bắt chéo đều được làm từ sắt mạ kẽm. Ống bê tông cũng cần có cốt sắt ở trong để đảm bảo độ bền.
– Lưới chuyên dụng
Thông thường người ta sẽ sử dụng lưới chống côn trùng để ngăn cản sự xâm nhập của côn trùng gây hại. Lưới che phải đảm bảo ngăn được mưa và làm phân tán nhỏ hạt mưa để khi xuyên qua lớp lưới nước mưa chỉ còn là những hạt nước nhỏ li ti tạo thành một màn sương cung cấp độ ẩm cho cây rau phát triển. Lưới che sử dụng cho nhà lưới trồng rau còn phải là loại lưới ngăn được sương muối.
Nếu muốn đầu tư mô hình nhà lưới trồng rau sử dụng lâu dài thì bạn nên lựa chọn những loại lưới có thể chắn được tia cực tím, sợi lưới dài và chắc chắn. Ô lưới dày, vừa ngăn cản được sự xâm nhập của côn trùng gây hại, cát, bụi bẩn lại vừa đảm bảo được sự thông thoáng. Hiện nay loại lưới che 64 lỗ được sử dụng khá phổ biến.
– Thanh nẹp và ziczac
Thanh nẹp giúp cố định lưới trên bộ khung. Lưới được cố định căng sẽ không đọng lại nước mưa và cũng không bị thổi bay khi có gió lớn hoặc bão.
– Hệ thống tưới
Bạn có thể lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc hệ thống tưới phun sương để tưới cho cây trồng trong nhà lưới. Một hệ thống tưới cơ bản sẽ có những thành phần sau: nguồn nước, đồng hồ hẹn giờ tưới cây, dây dẫn nước, các béc tưới, các phụ kiện lắp đặt như co, tê, chân cắm, …
Những cách làm nhà lưới trồng rau đơn giản

Nhà lưới trồng rau dạng kín
Nhà lưới trồng rau kín là loại nhà lưới có phần mái, tường xung quanh và cửa ra vào được bao phủ hoàn toàn bằng lưới. Loại nhà lưới này có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập của côn trùng gây hại, cát bụi và các yếu tố khác từ môi trường. Nhà lưới trồng rau dạng kín có chiều cao trung bình trong khoảng 2 – 3,9 m.
Ưu điểm
Ưu điểm lớn nhất của nhà lưới trồng rau dạng kín đó là ngăn ngừa sự xâm nhập của côn trùng phá hoại, từ đó giảm thiểu được tối đa lượng thuốc trừ sâu và các sản phẩm hóa học khác. Rau được trồng trong nhà lưới dạng kín phát triển tự nhiên, cho năng suất cao và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Nhà lưới trồng rau dạng kín còn có tác dụng ngăn cản mưa và các tác động khác từ môi trường, do đó người dân có thể quay vòng thời vụ quanh năm, giúp tăng sản lượng rau trồng tại nhà.
Nhược điểm
Bên cạnh ưu điểm về năng suất và chất lượng thì nhà lưới trồng rau dạng kín cũng có nhược điểm. Nhược điểm này xuất phát từ kết cấu dạng kín của loại nhà lưới trồng sau này.
Do được bao phủ hoàn toàn bằng lưới nên vào mùa nắng, khi độ thông gió kém, nhiệt độ ở trong nhà lưới có thể cao hơn môi trường 1 – 2 độ C, nhất là với những nhà lưới được triển khai trên sân thượng nhà cao tầng. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và năng suất của cây rau.
Nhà lưới trồng rau dạng hở
Khác với nhà lưới trồng rau dạng kín, nhà lấy trồng rau dạng hở chỉ sử dụng lưới để che phủ phần mái hoặc một phần tường bao bọc xung quanh. Chính bởi vì có kết cấu này nên nhà lưới trồng rau dạng hở chỉ có tác dụng ngăn ngừa một phần tác động của mưa gió và các yếu tố thời tiết mà không có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập của côn trùng và sâu bệnh gây hại.
Ưu điểm
Nhà lưới trồng rau dạng hở thông thoáng và có thể trồng rau quanh năm. Hơn nữa, vào mùa nắng nóng bạn không cần lo lắng nhiệt độ cao có thể làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Bên cạnh đó, nhà lưới thường được che phủ bởi mái vòm sân thượng, vì vậy hạn chế được tác động của nhiệt độ hoặc sương muối khi ở trên cao.
Hạn chế
Như đã đề cập đến ở trên, trong kết cấu của nhà lưới trồng rau dạng hở thì lưới che chỉ bao phủ mái và một phần tường bao xung quanh, bởi vậy nên không có tác dụng ngăn ngừa sâu bọ và sâu bệnh gây hại. Chính vì thế, nếu sử dụng nhà lưới trồng rau dạng hở thì bạn có thể vẫn cần phải sử dụng thuốc trừ sâu và các chế phẩm sinh học hóa học khác.
Hơn thế nữa, độ vững chắc của mô hình nhà lưới trồng rau dạng hở là không cao, vì vậy muốn áp dụng mô hình này với quy mô lớn thì bắt buộc phải nối các nhà lưới nhỏ lại với nhau.
Loại mô hình nhà lưới trồng rau nào thích hợp sử dụng tại nhà?

Nhà lưới trồng rau dạng kín và nhà lưới trồng rau dạng hở đều có cấu tạo, ưu điểm và nhược điểm riêng biệt. Để xác định nên sử dụng loại nhà lưới nào tại nhà cần phải suy xét đến mục đích sử dụng và sự phù hợp với cây trồng.
Nếu bạn muốn sản xuất rau sạch thì nên ưu tiên sử dụng nhà lưới trồng rau dạng kín bởi mô hình này sẽ giúp ngăn cản sự xâm nhập của các loại sâu bệnh và côn trùng gây hại, nhờ đó mà bạn không cần phải sử dụng thuốc trừ sâu hoặc các loại hóa chất khác. Hiện nay vấn đề rau sạch đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng, do đó nhà lưới trồng rau dạng kín đang được ứng dụng rộng rãi hơn cả.
Mặt khác, nếu bạn chủ yếu trồng những loại rau ít bị sâu bệnh thì có thể sử dụng nhà lưới trồng rau dạng hở để tiết kiệm chi phí.
Ngoài ra, nếu như gia đình bạn không có nhu cầu sử dụng rau củ quá nhiều hoặc không có đủ diện tích đất để làm sân vườn trồng rau thì bạn có thể triển khai mô hình nhà lưới trồng rau ngay trên sân thượng căn nhà của mình.
Mô hình nhà lưới trồng rau trên sân thượng thích hợp nhất đó là nhà lưới kiểu vòm đơn giản hoặc vòm lắp ghép. Bạn có thể tự mua nguyên vật liệu và dụng cụ để làm khung, sau đó bao bọc lưới xung quanh để tạo thành một mô hình nhà lưới đơn giản. Ưu điểm của loại mô hình nhà lưới này đó là không cần móng và rất phù hợp với các hộ gia đình có diện tích nhỏ.
Các bước làm nhà lưới trồng rau đơn giản tại nhà

– Bước 1: Lên ý tưởng thiết kế mô hình nhà lưới
Bước đầu tiên trong việc làm nhà lưới trồng rau đó là lên ý tưởng thiết kế. Khi lên ý tưởng thiết kế bạn cần phải tính toán đến kích thước nguyên vật liệu sử dụng và giá thành. Khuôn nhà, chiều cao và phần mái là 3 phần quan trọng nhất và không thể thiếu trong thiết kế mô hình nhà lưới.
– Bước 2: Lựa chọn vật liệu làm nhà lưới trồng rau
Dựa trên ý tưởng thiết kế mô hình nhà lưới đã hoàn thành ở bước 1 bạn sẽ lựa chọn những nguyên vật liệu cần thiết và phù hợp để triển khai mô hình nhà lưới trồng rau ngay tại nhà.
Lưu ý rằng loại lưới bạn lựa chọn phải có tác dụng che chắn được sự xâm nhập của côn trùng ở phần mái và có độ bền cao chịu được các tác động của thời tiết. Phần tường bao quanh nhà lưới bạn có thể sử dụng lưới mùng. Lưới màu đen sẽ có tuổi thọ và độ bền cao nhất. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng lưới màu trắng hoặc màu ngọc.
– Bước 3: Triển khai lắp đặt mô hình nhà lưới trồng rau theo bản thiết kế
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu thì bước cuối cùng đó là dựng khung và lưới che phủ theo bản thiết kế. Khi dựng khung, bạn nên phân chia khoảng cách giữa các cột sao cho cho hợp lý, trong đó khu vực trồng rau nên được chia thành nhiều hàng với tỷ lệ đều nhau.
Cột chính trong bộ khung của nhà lưới nên sử dụng những loại cột trụ lớn và có độ bền cao. Khi dựng khung thì bạn nên bọc các đầu không bằng nhựa hoặc nilon để khi kéo lưới sẽ tránh tình trạng bị rách lưới.
Trên đây, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin liên quan đến cấu tạo, đặc điểm và cách làm nhà lưới trồng rau đơn giản tại nhà. Mô hình nhà lưới trồng rau có thể kết hợp với phương pháp trồng rau thủy canh tại nhà cho năng suất cao. Hy vọng những thông tin được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết trên đây của Thiết bị tưới cây Claber sẽ có giá trị tham khảo đối với bạn đọc!